Tiếp nối 6 chiến thuật thúc đẩy doanh số ở bài viết trước, bài viết này sẽ gợi ý đầy đủ những chiến thuật còn lại để tối ưu hóa hoạt động bán hàng trên Shopify. Tại sao không tìm hiểu ngay và đánh nhanh – thắng chắc trên Shopify ngay bây giờ?
Gửi email nhắc nhở khách hàng tiềm năng từ tỉ lệ rớt đơn hàng
Email này nhằm mục đích kéo khách hàng quay lại website Shopify từ đơn hàng bị rớt. Theo đó, nội dung phải có sức thuyết phục để khách hàng thực hiện bước cuối cùng trong việc mua hàng, bởi trước đó họ đã có ý định mua sản phẩm.
Thông tin email này nên chứa đựng những vấn đề sau: Danh sách sản phẩm khách hàng đã bỏ lỡ, thời gian lần cuối khách hàng cho sản phẩm vào giỏ hàng, cảnh báo khách hàng sản phẩm sẽ được bán hết nhanh chóng, đường dẫn đến giỏ hàng của website,… để kích thích họ quay lại website và hoàn tất việc đặt hàng.
Thiết kế cửa hàng tối giản việc tìm kiếm và mua hàng
Nếu cửa hàng Shopify của bạn được thiết kế rối mắt, không chỉn chu thì nguy cơ mất khách hàng rất cao. Khách hàng thường cảm thấy khó chịu và có xu hướng không tin tưởng vào cửa hàng khi giao diện website quá xấu hoặc khiến họ khó khăn trong quá trình tìm kiếm và mua sản phẩm. Một số lỗi thường gặp của những trang web Shopify như: thiếu đề xuất giá trị rõ ràng, thiếu mô tả sản phẩm, điều hướng khó khăn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc một số sai lầm về cách tổ chức trang thương mại điện tử như: Chưa phân khúc từng nhóm sản phẩm, đặt quá nhiều sản phẩm trên một trang, không có sự cân bằng giữa văn bản và hình ảnh. Đây là những điều mà bạn nên xem xét và khắc phục để tối giản việc mua hàng của người tiêu dùng.
Sử dụng một chủ đề (theme) khác mới mẻ và thu hút hơn có thể là một gợi ý không tồi!
Cho phép khách hàng nhận xét và đánh giá sản phẩm
Theo tạp chí Internet Retailer, tỉ lệ chuyển đổi thương mại điện tử có thể tăng đáng kể từ 14 – 76% khi cửa hàng có tích hợp chức năng đánh giá sản phẩm. Kết quả này khởi nguồn từ 2 nguyên nhân:
- Bằng chứng xã hội: Người tiêu dùng thường tin tưởng vào yếu tố truyền miệng (Word of mouth – WOM) hơn những lời quảng cáo có cánh từ doanh nghiệp. Trong đó, đánh giá và nhận xét sản phẩm là một hình thức chứng thực với người tiêu dùng, để họ xem xét sản phẩm có phù hợp để mua hay không. Như vậy, yếu tố này đẩy nhanh quá trình quyết định mua từ phía khách hàng.
- Hỗ trợ cho việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Việc cho phép đánh giá sản phẩm làm tăng nội dung và tương tác của người dùng trên một trang. Bên cạnh đó, điều này cũng làm tăng khả năng đạt được những từ khóa đuôi dài.
Đây là 2 động cơ thúc đẩy việc tăng tỉ lệ chuyển đổi và mua hàng từ người tiêu dùng.
Tối thiểu hóa chi phí quảng cáo
Bạn có thường xuyên thay đổi cách ngân sách và cách chạy quảng cáo của mình? Hãy thử nghiệm với mức giá đấu thầu mới để tìm vị trí thích hợp hơn cho từ khóa. Một trong những cách tốt nhất để thu hút khách truy cập tiềm năng là sử dụng Google AdWords. Công cụ này cho phép cửa hàng Shopify của bạn hiển thị trên trang tìm kiếm của Google khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan đến trang của bạn.
Cùng với quảng cáo trên Google, hãy tiến hành quảng cáo song song trên Facebook. Đây là kênh quảng cáo lí tưởng để đạt được doanh thu hiệu quả. Trường hợp thành công điển hình là National Parks Depot đã chi 60 USD để chạy quảng cáo trên Facebook và thu về 1000 USD doanh thu ngay trong ngày đầu tiên.
Tương tác với khách truy cập trang web Shopify
Bạn không nhất thiết phải yêu cầu khách truy cập để lại thông tin để bạn tương tác với họ qua email. Có nhiều cách để chủ cửa hàng có thể trao đổi trực tiếp với khách hàng tiềm năng.
Bạn có thể làm những cách sau đây để tăng sự tương tác giữa bạn và khách hàng:
- Điều hướng khách hàng truy cập vào cửa hàng của bạn trên mạng xã hội.
- Khuyến khích họ truy cập Instagram bởi bạn sở hữu bộ hình ảnh tuyệt đẹp về sản phẩm.
- Chủ động quản lí và tương tác với người dùng trên Facebook.
- Làm nổi bật nút theo dõi trên trang chủ của trang web bán hàng.
Hãy làm mọi thứ trên nên nổi bật và gần gũi với người dùng hơn bằng các bài viết. Bạn nên bổ sung nhiều bài blog thường xuyên hơn để kết nối với khách hàng, đồng thời tăng hạng trang web cũng như ảnh hưởng tích cực đến SEO.
Nghiên cứu thị trường và dự báo doanh số
Nếu bạn có khả năng mở rộng dòng sản phẩm của cửa hàng hoặc bán thêm sản phẩm mới, bạn nên đánh giá nhu cầu thị trường trước khi quyết định mở rộng việc bán hàng. Để làm được điều này, bạn có thể nghiên cứu từ khóa ứng với vùng địa lý, xem xét và phân tích các xu hướng truyền thông xã hội. Ngoài ra, cách sáng tạo hơn là bạn có thể bán thử nghiệm mặt hàng đó với số lượng ít hoặc đặt sản phẩm đó vào mục sắp hết hàng để đo lường mức độ thu hút từ phản ứng của khách hàng.
Think outside the box – Tư duy bứt phá
Có vô vàn cách thức để bạn sớm “tẩu tán” hàng hóa của mình và thu lại lợi nhuận tốt. Shopify có rất nhiều bài học về bán hàng để bạn tham khảo và thực hành trên chính cửa hàng của mình. Những bài học tuyệt vời được đút kết từ những người bán hàng thành công bạn nên biết bao gồm:
- LuxyHair – Tiếp thị qua kênh Youtube.
- Raw Generation – Tăng doanh số bằng cách khai thác các trang web chuyên “deal”.
- BeardBrand – Bài học từ đáp ứng nhu cầu cộng đồng.
Bài viết liên quan: 11 mẹo marketing mạng xã hội cho cửa hàng Shopify
Hãy học từ những người thành công và hình thành chiến thuật cho riêng bạn. Áp dụng phù hợp chiến thuật là cách nhanh nhất đạt được doanh số hiệu quả.
Tuy nhiên, ngoài việc thúc đẩy doanh số thì các vấn đề khác như chi phí, sự hài lòng của khách hàng, uy tín với người tiêu dùng,..cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhà bán hàng trên Shopify. Một trong những yếu tố then chốt để thành công khi bán hàng xuyên biên giới là dịch vụ vận chuyển và giao hàng toàn cầu, bởi nó là lời giải quan trọng cho bài toán tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí. Nhằm hỗ trợ người Việt bán hàng trên Shopify, Boxme triển khai dịch vụ vận chuyển số lượng lớn (crossdocking) giúp người Việt Nam bán hàng toàn cầu. Khi sử dụng Boxme, bạn nhận được những lợi ích sau:
- Thời gian vận chuyển nhanh gấp 2 lần: Đối với dịch vụ cross-docking từ Boxme, thời gian chuyển hàng quốc tế chỉ mất từ 5 – 9 ngày, hạn chế tình trạng trễ hàng, giúp khách hàng của bạn hài lòng hơn.
- Không chuyển tiếp qua nhiều trung gian: Theo đó, Boxme nhận hàng từ bạn, đóng gói cẩn thận tại kho hàng, sau đó vận chuyển và giao hàng trực tiếp từ Việt Nam sang các nước trên thế giới. Điều này giúp hạn chế tình trạng va đập, hư hỏng sản phẩm do chuyển tiếp qua nhiều trung gian như các hình thức vận chuyển khác.
- Tối giản công việc bằng qui trình một bước: Boxme hiện nay đã liên kết với rất nhiều sàn thương mại điện tử (platform) như Amazon, Shopify, Ebay,..cho phép bạn tích hợp dễ dàng tạo đơn vận chuyển. Khi có đơn hàng phát sinh, bạn chỉ cần tạo đơn trên cửa hàng trực tuyến của mình, Boxme sẽ tổng hợp, xử lí và vận chuyển theo yêu cầu của bạn.
- Tiết kiệm chi phí so với khi sử dụng các hãng vận chuyển truyền thống: Lợi thế từ dịch vụ cross-docking của Boxme là mức chiết khấu cao khi vận chuyển số lượng lớn. Do đó, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển quốc tế và nội địa tại quốc gia sở tại.
Tại sao không tối ưu chi phí cho việc bán hàng trên Shopify ngay bây giờ với sự hỗ trợ từ Boxme?