Thị trường Thái Lan: Ngành hàng nào để bán trực tuyến?

Thị trường thương mại điện tử Thái Lan dự kiến đạt 8,9 tỷ USD trong năm 2021, chiếm 13,16% tổng giá trị toàn khu vực Đông Nam Á. Doanh thu đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2021-2025) là 8,47%. Trong đó, phân khúc lớn nhất của thị trường này có thể kể đến là Thực phẩm Chăm sóc cá nhân với quy mô thị trường dự kiến ​​đạt 3,14 tỷ USD vào năm 2021.

Thực phẩm

Thái Lan là một trong số các quốc gia bị ảnh hưởng bởi Covid-19, có những tác động tích cực trong việc thúc đẩy người dân mua thực phẩm trực tuyến thay vì ra cửa hàng. Theo nghiên cứu của Statista, doanh thu ngành Thực phẩm & Đồ uống dự kiến ​​đạt 1,92 tỷ USD vào năm 2021 và tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10,46%.

ban-hang-truc-tuyen-tai-thai-lan

>> Xem thêm: Hướng dẫn bán hàng trên Lazada toàn Đông Nam Á qua LazGlobal Seller

>> Xem thêm: 4 xu hướng marketing được ưa chuộng tại Thái Lan năm 2020

Phân khúc này bao gồm các hoạt động kinh doanh trực tuyến thực phẩm tươi sống và thực phẩm đông lạnh, đồ ăn nhanh và đồ uống.

Kênh bán chủ yếu là cửa hàng trực tuyến của các siêu thị lớn như walmart.com, dịch vụ ăn uống như HelloFresh hay các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee và Lazada.

Nhà cung cấp thực phẩm ở Thái Lan có thể sử dụng nhiều các kênh tiếp thị trực tuyến để quảng bá sản phẩm và tăng doanh số bán hàng. FacebookYoutube là nền tảng truyền thông xã hội được sử dụng nhiều nhất (94%), tiếp theo là LINE (85%) và Instagram (65%). Số lượng người dùng Internet ở Thái Lan tính đến tháng 1 năm 2020 là 52 triệu người.

>> Xem thêm: Kinh doanh trực tuyến: 4 tips giữ chân khách hàng của bạn

>> Xem thêm: Đông Nam Á – Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp quốc tế

Mỹ phẩm và làm đẹp

Doanh thu từ kinh doanh trực tuyến trong ngành hàng Mỹ phẩm & làm đẹp dự kiến đạt 1,2 tỷ USD vào năm 2021 và tốc độ tăng trưởng năm lên đến 10,30%. Doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) lên tới 69,65 USD.

bn-hang-truc-tuyen-tai-thai-lan

Ngành hàng chủ yếu:

  • Các sản phẩm y tế và dược mỹ phẩm: Người tiêu dùng Thái Lan thông qua các cửa hàng trực tuyến của các hiệu thuốc hay sàn thương mại điện tử mà không cần ra tận cửa hàng để kê đơn. 
  • Mỹ phẩm và làm đẹp: Các sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm chăm sóc, làm sạch và đồ trang điểm.

>> Xem thêm: 3 chiêu mở rộng kinh doanh không tăng chi phí cho cửa hàng mỹ phẩm

>> Xem thêm: Làm sao để bán hàng Shopee với tag Ship quốc tế – Hướng dẫn bán hàng Shopee toàn Đông Nam Á

Sự tăng cường nhận thức về chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp đã thúc đẩy mức tiêu thụ của ngành hàng này tại thị trường Thái Lan. Đặc biệt trong thời kì giãn cách do dịch Covid-19, khi các store bị đóng cửa, việc tiếp thị và bán hàng trực tuyến trở nên phổ biến hơn. 

Do khả năng tiếp cận dễ dàng, nhiều chương trình giảm giá và ưu đãi dành cho mỹ phẩm & sản phẩm chăm sóc cơ thể do các nền tảng trực tuyến cung cấp, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm lên tới 10,2% từ năm 2021 đến năm 2027. 

Kinh doanh thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ tại thị trường Đông Nam Á, Thái Lan cũng là một trong số đó. Mong rằng bài viết của Boxme đã cung cấp những gợi ý cho việc kinh doanh trực tuyến của bạn tại Thái Lan!

Có thể bạn quan tâm

>>> Làm sao để bán hàng Shopee với tag Ship quốc tế – Hướng dẫn bán hàng Shopee toàn Đông Nam Á

>>> Kinh doanh cửa hàng trực tuyến hay ngoại tuyến? Lựa chọn của doanh nghiệp 2021

>>> Thái Lan: Một trong những quốc gia TMĐT tiềm năng nhất ở ĐNÁ

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *