Nắm bắt cơ hội thương mại điện tử ở Thái Lan

Chia sẻ:

Mục lục

Tổng quan về ngành TMĐT tại Thái Lan

Năm 2018

  • GDP: 602 triệu USD (đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia)
  • thị trường TMĐT B2C lớn thứ 2 tại Đông Nam Á

Độ phủ sóng của internet

  • Tỷ lệ người dùng Internet: 57.4%
  • Số người dùng Internet: 45 triệu người
  • Số thuê bao di động: 124.8 triệu
  • Số người dùng Facebook: 52 triệu
  • Số người dùng ứng dụng LINE: 44 triệu
  • 52% giao dịch mua bán online được thực hiện thông qua điện thoại di động
  • Thói quen sử dụng TMĐT qua di động
    69% người dùng di động để so sánh giá
    71% mua sắm 2 lần/tháng
    90% dự định sẽ mua sắm trong tương lai
    Thời gian sử dụng internet của thế hệ Y (Millenials): 53.2 giờ/tuần

Ngành TMĐT Thái Lan:

  • Chiếm 3% tổng giá trị bán lẻ
  • Giá trị thị trường năm 2018: 3.5 tỉ USD
  • Mức tăng trưởng trong năm 2018: 14%
  • Mức chi tiêu trung bình trong năm 2018: 283.95 USD
  • Dự đoán giá trị thị trường vào năm 2025: 13 tỷ USD
  • Dự kiến tăng trưởng hàng năm vào năm 2019: 20%
  • Dự kiến trung bình chi tiêu vào năm 2022: 401,73 USD
  • Top ngành hàng: Điện tử (1,3 tỷ USD) và thời trang (535 triệu USD)
  • Top 5 sản phẩm xuất khẩu: trang sức và đồng hồ, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, phụ tùng ô tô, nhà và vườn, và sưu tầm.

(Nguồn: Google-Temasek Study, EcommerceIQ, Thailand Marketing Research Society, Ministry of Digital Economy and Society, Facebook Data)

Đây vẫn là giai đoạn khởi đầu của ngành TMĐT tại Thái Lan. Với vị thế thị trường B2C lớn thứ 2 trong khu vực với con số tăng tưởng vượt bậc của số người dùng di động và internet, đặc biệt trong thế hệ trẻ, ngành TMĐT được kì vọng sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong tương lai gần khi hệ thống thanh toán và cơ sở hạ tầng viễn thông của đất nước đạt đến mức hoàn thiện. Lĩnh vực này nhận được nhiều khoản đầu tư nước ngoài nhất so với các lĩnh vực khác như thanh toán, hậu cần, công nghệ tài chính cũng như ngành thực phẩm & đồ uống.

Người dân Thái Lan đang dần làm quen với các lễ hội mua sắm online, chẳng hạn như Ngày Độc thân 11/11 có nguồn gốc từ Trung Quốc. Với mạng xã hội và di động là những yếu tố cốt lõi, thương mại đàm thoại và tương tác sẽ thúc đẩy cơ hội thành công của TMĐT.

Một yếu tố quan trọng khác là sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ. Từ việc ban hành Chính sách thúc đẩy Kỹ thuật số Thái Lan năm 2016 cho đến thành lập dịch vụ thanh toán điện tử quốc gia PromptPay, cơ hội là vô hạn cho các công ty trong mọi lĩnh vực số hóa doanh nghiệp của họ.

Cạnh tranh gia tăng

Thấy trước được tương lai đầy hứa hẹn của Thái Lan, ngày càng có nhiều thương hiệu mở rộng kinh doanh trực tuyến, cùng sự phát triển của các nền tảng TMĐT. Năm 2019, TMĐT Thái Lan chủ yếu được truy cập thông qua 3 nền tảng chính: JD Central, Shopee và Lazada. Cả 3 nền tảng này đều có hậu thuẫn tài chính vững chắc từ các công ty mẹ. Shopee và Alibaba được hỗ trợ bởi hai gã khổng lồ Trung Quốc là Tencent và Alibaba, trong khi JD Central là liên doanh giữa tập đoàn JD.com tại Trung Quốc và Central Group của Thái Lan.

Các chuyên gia dự đoán rằng trận chiến giành thị phần khốc liệt sẽ còn tiếp tục trong một vài năm nữa, để đến cuối cùng chỉ còn hai người chơi chính. Hiện tại, các nền tảng này đang mạnh tay vung tiền cho các chương trình khuyến mãi bán hàng như phiếu giảm giá, giao hàng miễn phí với mức hoa hồng thấp để cạnh tranh thị phần thị trường và xây dựng quan hệ với những đối tác địa phương. Những nền tảng này cũng đang nỗ lực để trợ giá và thúc đẩy việc sử dụng TMĐT để thay đổi hành vi của người tiêu dùng, vì một số người vẫn còn nhiều nghi ngờ về những dịch vụ TMĐT và thanh toán điện tử.

Thu hút hơn 30 triệu lượt truy cập mỗi tháng, các nền tảng TMĐT này đang cung cấp cho các thương hiệu cơ hội vàng để tiếp cận người dùng và tăng lợi nhuận.

>>> Xem thêm: Việc thanh toán và vận chuyển trong hậu cần TMĐT tại Thái Lan

Cơ hội thương mại quốc tế

Bạn đang tìm kiếm giải pháp bán hàng tại thị trường Thái Lan? Hoặc nhập hàng từ quốc gia khác?

Các sản phẩm của Thái Lan đang rất được đón nhận trên thế giới với top 5 ngành hàng xuất khẩu qua TMĐT là trang sức và đồng hồ, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, phụ tùng ô tô, đồ gia dụng và đồ sưu tầm.

Mặt khác, hàng hóa quốc tế lại đang thống trị thị trường nội địa Thái khi nghiên cứu của Priceza cho thấy 80% sản phẩm tại ba nền tảng mua sắm online chính đến từ nước ngoài.

Ngành TMĐT Đông Nam Á được định giá 23,3 tỷ USD vào năm 2018 với kỳ vọng đạt 103 tỷ USD vào năm 2025. Thương mại xuyên biên giới không chỉ dừng lại ở các sản phẩm nhẹ và giá rẻ mà đang dần chuyển sang các mặt hàng chất lượng cao và cồng kềnh. Sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng lưới hậu cần và nguồn vốn đầu tư dồi dào là những yếu tố chính đóng góp cho sự tăng trưởng mạnh mẽ này.

Thành công của TMĐT đi kèm với sự nở rộ của những doanh nghiệp hậu cần và tiếp thị để hỗ trợ người bán hàng online hoạt động hiệu quả và mở rộng hơn nữa. Trong lĩnh vực hậu cần, việc vận chuyển trực tiếp đã phát triển thành một hệ thống fulfillment (hoàn tất đơn hàng) hoàn thiện hơn với các tùy chọn theo dõi, số hóa, trả hàng và lưu kho.

Có thể bạn quan tâm: 

>>> Xu hướng thực phẩm & đồ uống Thái Lan tại Đông Nam Á

>>> Boxme hỗ trợ người bán hàng nước ngoài gia nhập thị trường TMĐT Thái Lan

>>> Cơ hội phát triển TMĐT tại Indonesia

 

Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á