Mỹ ở lại UPU, nhưng cước phí bưu chính toàn cầu sẽ thay đổi

Chia sẻ:

Mục lục

Dù thế giới đã tránh được một cuộc khủng hoảng bưu chính, nhưng những kỳ hạn sắp tới hẳn sẽ thu hút sự chú ý của những nhà vận chuyển.

Option V

Nước Mỹ đã chấp thuận việc ở lại Liên minh Bưu chính Quốc tế (Universal Postal Union – UPU), ngăn chặn một sự thay đổi mang tính mấu chốt với nền thương mại điện tử thế giới. Tuy nhiên bối cảnh bưu chính toàn cầu vẫn sẽ có những thay đổi ở quy mô nhỏ hơn.

Khoảnh khắc Đại hội bất thường lần thứ ba của UPU bỏ phiếu thông qua kế hoạch thỏa hiệp – được gọi là Option V, đó là một chiến thắng. 192 quốc gia thành viên đã mở ra một kỷ nguyên vận chuyển quốc tế mới khi cuối cùng, tất cả các thành viên có thể tự thông báo phí cảng, hay hiệu quả hơn nữa là mức phí của các dịch vụ bưu chính nước ngoài khi có thư hoặc bưu kiện đi qua biên giới quốc gia họ.

Mỹ là quốc gia đầu tiên triển khai kế hoạch này. Một phát ngôn viên của UPU tiết lộ với trang Suppy Chain Dive rằng, nước Mỹ sẽ phải nộp lên mức phí tự khai trước ngày 1/3/2020 để được xác nhận, mức phí sẽ được công bố vào 1/4/2020 và bắt đầu đi vào hiệu lực từ 1/7/2020.

Sự bất bình mà các quan chức nước Mỹ nêu ra khi có ý định rời khỏi UPU là mức phí rẻ được cấp cho những quốc gia được coi là “đang phát triển” – cụ thể là Trung Quốc. Trước khi có Option V, phí vận chuyển những kiện hàng có trọng lượng dưới 4,4 pound (~2 kg) từ Trung Quốc đến Mỹ thậm chí còn rẻ hơn mức phí vận chuyển trong nước.

Mức phí mới sẽ được giới hạn ở 70% mức phí nội địa với khả năng tăng 1% mỗi năm lên mức 80%. Điều này có nghĩa rằng một vài nhà vận chuyển quốc tế vẫn sẽ có được lợi thế mà chính quyền Mỹ phản đối, nhưng ít hơn rất nhiều.

Shea Felix, giám đốc chương trình GlobalPost của Stamps.com chia sẻ với Supply Chain Dive rằng mức tối đa 100% sẽ tốt hơn 70%, nhưng các quy tắc mới cũng sẽ góp phần cân bằng sân chơi giữa các nhà vận chuyển nội địa với các nhà vận chuyển quốc tế đến từ những quốc gia được ưu tiên bởi UPU trước khi có Option V.

Những quốc gia còn lại cũng sẽ có cơ hội tự khai báo mức phí mới từ tháng 1 năm 2021, hoặc giữ nguyên mức hiện tại. 

Sự thay đổi này đặt quyền lực vào tay những quốc gia nhập khẩu như Mỹ chứ không còn là những quốc gia nặng về xuất khẩu như Trung Quốc – mục tiêu mà chính quyền Trump nhắm tới khi cảnh báo sẽ rời khỏi UPU.

“Đề xuất được Liên minh Bưu chính Quốc tế thông qua nhằm loại bỏ các loại biến dạng kinh tế đối với việc phân phối hàng hóa, bằng cách thiết lập sự bình đẳng cho các dịch vụ tương đương trong nước với khối lượng hàng nhập khẩu”, một phát ngôn viên của USPS nói với Supply Chain Dive. Phát ngôn viên này không trả lời các câu hỏi về việc khi nào USPS sẽ thông báo cho các nhà vận chuyển về những thay đổi không thể tránh khỏi trong tương lai về cước phí.

Hoạt động bưu chính vẫn diễn ra bình thường

Vì các quốc gia khác ngoài Mỹ phải đợi đến năm 2021 để thay đổi mức phí của họ, mức phí USPS và các thỏa thuận dịch vụ được đàm phán (có nguy cơ bị hủy bỏ trong thời gian trước Đại hội) hiện đã an toàn. USPS thường thông báo tăng mức phí sau thời gian cao điểm hàng năm vào giữa tháng 10, vì vậy những người chơi trong ngành đang chờ đợi chúng bất cứ lúc nào, trong lúc đó các hoạt động bưu chính vẫn diễn ra bình thường.

Dù USPS chưa xác nhận thời gian tăng giá hay có bao nhiêu thay đổi về cước phí vào năm 2020, Alex Yancher, CEO của Passport Shipping chia sẻ với Supply Chain Dive rằng sẽ sớm có thêm những thông tin mới.

Yancher nói: “Chúng tôi hy vọng USPS sẽ kết hợp mức tăng tháng 7 năm 2020 vào mức tăng tháng 1 để tránh hai lần tăng, điều sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và những người ra quyết định. Chúng ta sẽ biết thêm về cách tiếp cận của họ vào cuối tháng 10”.

Cho dù được thông báo vào bây giờ hay tháng 1, những người trong ngành dự kiến Mỹ sẽ tăng mức phí càng sớm càng tốt trong tháng 7. Câu hỏi còn lại là, những quốc gia nào sẽ làm tương tự?

Glenn Gooding, chủ tịch iDrive Logistics trả lời phỏng vấn của Supply Chain Dive: “Tôi nghĩ rằng những quốc gia nhập khẩu với thị trường người tiêu dùng lớn như Canada – Tôi nghĩ đó là nơi bạn sẽ thấy những sự thay đổi hợp lý. Còn điều này sẽ phụ thuộc vào từng quốc gia”.

Khi Trung Quốc có thể tự khai mức phí, Gooding không mong chờ một điều gì bất ngờ. Kịch bản “ăn miếng trả miếng” thường thấy trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung hiện nay sẽ khó xảy ra. Là một quốc gia chuyên xuất khẩu, Trung Quốc không đạt được nhiều lợi ích từ việc tăng giá bưu chính quốc tế. Sự gia tăng này sẽ ảnh hưởng đến những công ty dropship trực tiếp những mặt hàng nhẹ cân như thời trang đến người tiêu dùng Mỹ, nhưng một sự thay đổi lớn về mô hình sẽ khó xảy ra, Gooding khẳng định. 

“Loại hình kinh doanh này vẫn sẽ khả thi sau tháng 7”, ông nói.

Rủi ro của mô hình bưu chính mới

Quy mô của sự gián đoạn do khả năng cực nhỏ nếu Mỹ rời khỏi UPU lại vô cùng lớn, và một số nhà cung cấp dịch vụ đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể. Một vài công ty đã chuẩn bị kế hoạch dự phòng đầy đủ trong trường hợp có bất kỳ trở ngại nào phát sinh với những khách hàng vận chuyển hàng quốc tế thông qua việc đàm phán với các hãng vận chuyển và thông báo sớm đến khách hàng.

Sự đe doạ UPU của chính quyền Trump là một điều bất thường mà chúng ta khó có thể thấy lại. Gooding bày tỏ rằng tình huống này là một sai số hơn là một rủi ro mà các chuỗi cung ứng phải luôn sẵn sàng chuẩn bị. Tuy nhiên, dự phòng không bao giờ là một ý tưởng tồi, và các nhà vận chuyển nên hỏi các nhà cung cấp dịch vụ khác rằng liệu có còn lựa chọn nào khác ngoài USPS không.

Nguồn: Supply Chain Dive

Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á