Từ E-commerce đến M-commerce: Thanh toán di động lên ngôi

Chia sẻ:
Từ E-commerce đến M-commerce: Thanh toán di động lên ngôi

Mục lục

Đúng như dự đoán, thanh toán di động đã trở thành 1 trong 4 xu hướng thương mại điện tử quan trọng trong năm 2018. Thị trường điện thoại thông mình tăng trưởng liên tục, cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử đang hoàn thiện tạo điều kiện cho thanh toán di động phát triển. Đây là tín hiệu tốt để trông đợi ví điện tử, app thanh toán thay thế ví cá nhân, giảm lượng tiền mặt trên thị trường. Đồng thời, các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến cũng có thêm điều kiện tối ưu trải nghiệm mua sắm cho khách hàng và đảm bảo vòng quay vốn liên tục.

Tính hấp dẫn của thị trường

Thanh toán di động trở thành thị trường mới nổi hết sức sôi động, thu hút đầu tư mạnh mẽ. Các yếu tố kích thích sự phát triển của thanh toán di động hiện đang rất ổn định. Thị trường smartphone tiếp tục tạo tiền đề cho giải pháp thanh toán di động với 34 triệu người sử dụng smartphone (Số liệu từ Facebook và Tencent). Trong đó, phần lớn người dùng có độ tuổi rất trẻ, ưa thích khám phá, nhạy cảm với công nghệ mới, chấp nhận trải nghiệm cái mới tiện lợi, nhanh chóng hơn. Do đó, thời thanh toán “một chạm” sẽ sớm bùng nổ thành “hot trend” trong giới trẻ.

Mặt khác, cơ sở hạ tầng cho thanh toán di động đã phát triển khá đa dạng. Nhiều công nghệ nhận dạng hiện đại đã được chuyển giao tại Việt Nam, giúp việc thanh toán dễ dàng và an toàn hơn. Các công nghệ hỗ trợ điển hình bao gồm xác thực vân tay, nhận diện khuôn măt, sinh trắc, phi tiếp xúc, tokenization (số hóa thẻ) hay mới nhất là mã quét phản hồi nhanh trên di động QR Code.

Đây là lí do vì sao các ngân hàng, doanh nghiệp phi ngân hàng, công ty FinTech “tranh thủ” bước chân vào thị trường này. Theo các chuyên gia kinh tế, đây là khúc thị trường mới rất tiềm năng, nhưng cần khai thác sớm. Vì vậy, bất chấp thị trường vẫn ưa chuộng chi trả tiền mặt, các nhà đầu tư đã vội nhảy vào thị trường để tăng lợi thế cạnh tranh.

Thị trường đón nhận đầu tư từ nội đến ngoại

Thanh toán di động được thể hiện trên nhiều hình thức khác nhau. Khía cạnh phổ biến hiện tại là ứng dụng ngân hàng online trên di động và ví điện tử. Hiện nay hơn 41 ngân hàng đã triển khai ứng dụng di động để đẩy mạnh lượng giao dịch thanh toán trực tuyến.

Mặt khác, ví điện tử cũng đang dần được quan tâm hơn mặc dù sự phát triển chưa đúng với kỳ vọng của nhà đầu tư. Thị trường có hơn 20 ví điện tử đang hoạt động, chủ yếu ở thành thị. Những cái tên nổi bật nội địa bao gồm Mocha, Momo, Vimo, Ngân Lượng,…Phần lớn người dùng sử dụng ví điện tử chỉ để nạp tiền, chuyển khoản, thanh toán tín dụng và hầu hết các tiện ích đều gói gọn trong nước. Do đó, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã sớm nhận ra và nhanh chóng lắp đầy khoảng trống thị trường. Tháng 9/2017, Samsung Pay tấn công thị trường Việt Nam, trở thành ví điện tử quốc tế, phục vụ nhu cầu thanh toán trong và ngoài nước. Samsung Pay có mặt hơn 20 quốc gia, được cài đặt mặc định trên smartphone Samsung. Vì vậy, đây là đối thủ đáng gờm của bất kỳ doanh nghiệp nào trong thị trường thanh toán di động. Trong năm 2018, Grab Pay đã gia nhập cuộc nhờ khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc và Nhật Bản. Grab Pay đã vượt ra khỏi giới hạn thanh toán cước xe trước đây, trở thành ví điện tử phục vụ nhiều tính năng thanh toán. Sau cuộc thôn tính thành công mua lại Lazada Việt Nam từ Rocket Internet, Alibaba dự kiến sẽ tấn công thị trường thanh toán di động Việt Nam. Ứng dụng ví điện tử quốc tế Alipay dự kiện sẽ có mặt tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Miếng bánh thanh toán di động trở nên rất hấp dẫn với nhà đầu tư
Miếng bánh thanh toán di động trở nên rất hấp dẫn với nhà đầu tư

Các doanh nghiệp thương mại điện tử cần phản ứng như thế nào?

Các doanh nghiệp thanh toán di động tiếp tục nổ lực để thay đổi nhận thức của người dùng. Họ khuyến khích người dùng xem ví điện tử như ví truyền thống, thay thế tiền mặt và thẻ ngân hàng. Do đó, các shop thương mại điện tử có thể tích hợp ví điện tử vào các hình thức thanh toán trên website. Hành động này vừa góp phần hình thành thói quen không dùng tiền mặt vừa giúp vòng quay vốn nhanh hơn. Doanh nghiệp sẽ hạn chế được rủi ro hủy đơn hàng cũng như các phát sinh khác trong quá trình mua hàng.

>>> Tại sao thanh toán trực tuyến phát triển, khách hàng vẫn chọn CoD?

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á