Các kho hàng phân phối đã trở thành một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp tháo rỡ khó khăn khi phải đối mặt với những nhiệm vụ đầy thách thức là điều hướng hoạt động hậu cần phân phối và quản lý kho hàng.

Đã qua rồi những khoảng thời gian bạn chỉ cần quản lý 1 kho hàng thông qua bảng tính. Nếu bạn muốn tiếp cận nhiều khách hàng tại nhiều địa điểm với chi phí hợp lý hơn thì như vậy là không đủ.

Tại thời điểm hiện tại, công nghệ quản lý kho hàng đang được biết đến như một giải pháp cải thiện năng suất, cho phép phân phối nhiều kho hàng rộng rãi hơn.

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về cách công nghệ đã giúp ích như nào trong việc phân phối kho hàng và làm sao nó có thể hỗ trợ các nhà bán hàng thương mại điện tử mở rộng quy mô.

Thế nào là kho phân phối?

Kho phân phối (hoặc trung tâm phân phối) được sử dụng để lưu trữ hàng tồn kho sẵn sàng để bán cho đến khi các mặt hàng sẵn sàng được đáp ứng. Trong hầu hết các trường hợp, có nhiều hơn một kho phân phối trong một mạng lưới vận hành.

Những kho phân phối này thường được sử dụng trong việc lưu trữ ngắn hạn và giúp cải thiện tốc độ xử lý dòng hàng tồn kho nhanh hơn. Điều đó cũng có nghĩa là các hàng nhập chỉ được lưu trữ trong thời gian ngắn trước khi được chuyển đến các nhà bán lẻ hay trực tiếp đến khách hàng tiêu dùng.

Không giống với kho hàng truyền thống, các kho phân phối được hỗ trợ bởi hệ thống Quản lý kho hàng (Warehouse Management System – WMS) hoặc một hệ thống quản lý tồn kho có thể truy cập tồn kho và theo dõi năng suất kho trên các địa điểm phân phối trong thời gian thực.

Boxme hiện đã và đang áp dụng thành công việc phân phối các kho hàng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Đối với riêng ở Việt Nam, Boxme đang vận hành mạng lưới 4 kho hàng/ trung tâm hoàn thành đơn hàng  trong cả nước tại các tỉnh thành lớn nhằm hỗ trợ cải thiện tốc độ xử lý đơn hàng cũng như thuận tiện cho khách hàng trong quá trình nhập kho sản phẩm.

Để tìm hiểu thêm và giải pháp vận hành đa kho hay giải pháp Fulfillment của Boxme, bạn có thể tìm đọc tại:

Vai trò của công nghệ trong việc quản lý kho phân phối

Để hoạt động chính xác trong chuỗi cung ứng thương mại điện tử, các kho phân phối thường được hỗ trợ bởi công nghệ mới nhất giúp cải thiện độ chính xác, năng suất và lưu lượng hàng tồn kho giữa các địa điểm.

Kho hàng thông minh sẽ là tiêu chuẩn mới, kỷ nguyên kho hàng kiểu mới này có khả năng tối ưu hóa hàng tồn kho để đảm bảo có đủ sản phẩm ở mỗi địa điểm trong một khoảng thời gian để đáp ứng nhu cầu.

Nó cũng có thể giảm bớt nhiều vấn đề phát sinh như việc nhặt hàng chậm, thiếu hàng tồn kho hay đóng gói chậm.

Dưới đây là tổng hợp cách nhìn tổng quát về việc công nghệ đóng vai trò như nào trong quá trình phân phối các kho hàng.

Tối ưu hóa quản lý hàng tồn

Đối với những kho phân phối, phần mềm quản lý tồn kho được tích hợp với hệ thống quản lý kho hàng (WMS) để cải thiện khả năng hiển thị, từ việc nhận khi đến thực hiện, đến quản lý hàng trả lại.

Công nghệ này giúp việc vận hành các doanh nghiệp hiển thị đầy đủ, vì vậy bạn có thể biết chính xác có số lượng còn hàng của bao nhiêu mỗi mã SKU, tại kho hàng nào và số lượng hàng tồn kho được bán ngay tại thời điểm đó.

Dựa vào những thông tin này, bạn có thể vẽ ra một bức tranh rõ ràng số lượng hàng tồn kho bạn cần và chuẩn bị bổ sung hàng tồn kho nhanh hơn để luôn đáp ứng nhu cầu trong khi tối ưu hóa công suất kho hàng.

Với việc truy cập tối ưu hóa hàng tồn kho, bạn có thể nhận được thông tin về từng SKU của bạn, tức là mặt hàng nào bán chậm và mặt hàng nào bán hết nhanh, đồng thời bạn có thể điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu và tăng lợi nhuận.

Giảm chi phí và tránh lãng phí

Từ khi áp dụng công nghệ vào các kho phân phối để tối ưu hóa mức độ hàng tồn kho, các doanh nghiệp cũng có khả năng giảm thiểu việc hư hỏng hàng và và tích lũy hàng tồn kho lỗi thời (thường được gọi là deadstock).

Một lợi ích khác là có thể cắt giảm chi phí thông qua việc lựa chọn công nghệ, trong đó đề xuất kích thước hộp tối ưu cho mỗi lô hàng. Điều này giúp giảm thiểu chi phí đóng gói đồng thời giảm lãng phí bao bì.

Những thách thức trong đối với kho hàng truyền thống

Các kho hàng thương mại điện tử truyền thống thường phải đối mặt với nhiều thách thức, ví dụ như việc hiển thị kém, các phép tính toán tốn thời gian, hàng tồn kho không chính xác,.. 

Trong quá khứ, các doanh nghiệp thường tuân thủ một quy tắc đơn giản là luôn luôn dự trữ càng nhiều sản phẩm một mã càng tốt để tránh rủi ro hết hàng và bỏ lỡ cơ hội bán hàng. Nhưng điều này luôn dẫn đến hàng tồn kho dư thừa.

Tuy nhiên, trong thời đại mới điều này hầu như không phù hợp vì nó có thể làm tăng chi phí lưu giữ, nghĩa là chi phí lưu trữ hàng tồn kho. Kho bãi truyền thống cũng thiếu công nghệ cần thiết để đưa ra quyết định kiểm kê tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu trong khi tối ưu hóa không gian kho hàng.

Kho hàng truyền thống cũng chỉ dựa trên duy nhất hệ thống dự đoán hàng tồn kho, thực chất chính là đếm hàng tồn kho theo cách thủ công nhất. Áp dụng việc đếm thủ công này thay vì công nghệ có thể làm tăng nguy cơ mất mát hàng hóa, và đương nhiên cần rất nhiều thời gian để có thể xác định từng mặt hàng trong kho và làm chậm quá trình đóng gói.

Nói chung, việc các kho hàng truyền thống gây nhiều phiền phức và phát sinh cả về mặt thời gian và chi phí. Các thách thức này tác động trực tiếp đến với chuỗi cung ứng, gây ra nhiều khoảng gián đoạn, giảm lợi nhuận và dễ mắc các sai sót trong quá trình kiểm đếm.

Tất cả các việc mất thời gian và chi phí này cũng thể hiện rằng doanh nghiệp bạn đang không làm ra được nhiều tiền đúng như cách mà bạn nghĩ. Nếu không được giải quyết, những thách thức này cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn và ngăn doanh nghiệp của bạn mở rộng quy mô.

Thực tiễn tốt nhất cho các kho hàng phân phối

Việc chuyển đổi từ kho hàng truyền thống sang mô hình kho bãi phân phối có thể khiến bạn choáng ngợp. Nhưng có những bước bạn có thể thực hiện để phá vỡ và giảm bớt sự phức tạp.

Dưới đây là một số thực hành tốt nhất để làm theo.

Áp dụng Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý hàng tồn kho trên một nền tảng 

Việc sử dụng một hệ thống quản lý kho hàng (WMS) chính xác là chìa khóa để có thể hiện thực hóa việc phân phối kho hàng. Nó cung cấp khả năng hiển thị và kiểm soát hàng tồn kho tốt. Hệ thống quản lý kho hàng chính là yếu tố thúc đẩy quá trình quản lý kho – từ việc nhận và lưu trữ cho đến nhặt hàng và đóng gói – và chắc chắn có thể cải thiện sự chính xác, quản lý dữ liệu và năng suất.

Một hệ thống quản lý kho hàng (WMS) cũng giúp cho team của bạn tự động hóa các vấn đề tốn nhiều thời gian và có thể gây ra lỗi từ phía con người như việc xác định chính xác mặt hàng nào hiện đang ở kho nào hay kiểm tra hàng tồn kho chính xác.

Hệ thống WMS tân tiến đã hỗ trợ Boxme trong quá trình triển khai bán hàng đa kênh cho khách hàng. Giúp chúng tôi dễ dàng xác định chính xác số lượng hàng tồn, vị trí từ đó tự động đưa ra những hành động chính xác giảm rất nhiều thời gian cho quá trình hoàn thành đơn hàng từ các khâu nhặt hàng, đóng gói cho đến vận chuyển.

Tính năng Hệ thống quản lý kho hàng của Boxme giúp doanh nghiệp như thế nào?

Đây chính là những gì mà Boxme đã và đang giúp đỡ các khách hàng của mình. Chúng tôi áp dụng tính năng hệ thống quản lý kho hàng cho mọi khách hàng giúp các doanh nghiệp bán hàng Thương mại điện tử trở nên dễ dàng hơn trong khâu vận hành chuỗi cung ứng và giảm chi phí.

Hiện tại Boxme đang tích hợp hệ thống WMS và hệ thống quản lý hàng tồn kho thành Hệ thống quản lý đơn hàng – giúp khách hàng dễ dàng theo dõi hơn tiện lợi hơn. 

Bán hàng đa kênh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết

Báo cáo và truy cập các mức độ tồn kho và hiệu quả hoạt động

Khi sử dụng công nghệ để cung cấp số liệu theo thời gian thực và hiển thị, bạn được quyền truy cập số liệu tồn kho lịch sử để đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác hơn.

Ví dụ Boxme đã và đang thể hiện nhiều báo cáo như:

Hay một số báo cáo nâng cao như:

Đọc chi tiết tại:

Điều này giúp doanh nghiệp của bạn thực hiện các cải tiến liên tục, điều này cuối cùng sẽ cải thiện lợi nhuận của bạn và tăng sự hài lòng của khách hàng.

Về Boxme: Boxme là nhà cung cấp dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á, giúp triển khai hàng loạt các chiến dịch bán hàng online cho hơn 600 nhãn hàng tiêu biểu tại khu vực như Tefal, Panasonic, AHC, Merzy, Colgate, Highland…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *