Chỉ số niềm tin thấp, khách hàng chọn phương thức thanh toán nào khi mua hàng online?

Chia sẻ:
Làm thế nào thay thế thanh toán CoD để hạn chế rủi ro cho người bán?

Mục lục

Thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển đầy khả quan trong những năm gần đây với tỉ lệ tăng trưởng trung bình 20%/năm. Mua sắm trực tuyến phổ biến kéo theo sự xuất hiện của các giải pháp thanh toán điện tử, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng TMĐT. Nhưng đến nay, người tiêu dùng vẫn còn e dè với thanh toán trực tuyến do niềm tin vào mua hàng thương mại điện tử còn rất thấp. Tình hình thống kê các phương thức thanh toán đơn hàng trực tuyến vẫn nghiêng về CoD. Điều này cho thấy kì vọng về một xã hội thanh toán phi tiền mặt vẫn xa vời tại Việt Nam.

Chỉ số niềm tin với mua sắm trực tuyến rất thấp

Thực tế cho thấy không ít trường hợp người tiêu dùng bị lừa đảo khi mua sắm trực tuyến. Thêm vào đó, rất nhiều thông tin trái chiều về chất lượng sản phẩm không giống với quảng cáo, rủi ro từ các dịch vụ chuyển phát, cung cách phục vụ của chủ shop,…đã khiến người tiêu dùng ngày càng nghi ngại nhiều hơn.

Người tiêu dùng không thể nhìn trực tiếp và cầm sản phẩm để đánh giá về hình dáng, màu sắc và chất lượng của sản phẩm. Do đó, rủi ro đầu tiên mà người tiêu dùng gặp phải là nhận được không giống với quảng cáo. Ngoài ra, người tiêu dùng không thể xác minh nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, khó phân biệt được hàng thật – hàng giả khi mua hàng trực tuyến.

Ngoài ra, mua sắm trực tuyến không thể thiếu dịch vụ chuyển phát. Trong một số trường hợp, người tiêu dùng sẽ gặp rủi ro về thời gian giao hàng (giao hàng chậm); hàng nhận được bị vỡ, hỏng; mất hàng; nếu không kiểm tra trước sẽ nhận hàng bị hỏng, rất khó để khiếu nại với người bán và yêu cầu hoàn hàng, bồi thường.

Các sàn thương mại điện tử lớn trong nước như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo,…vẫn đang nổ lực để tìm kiếm niềm tin nơi người tiêu dùng. Tuy nhiên, đến hiện tại thì họ vẫn chuộng hình thức thanh toán “tiền trao cháo múc”, đảm bảo nhận được sản phẩm, kiểm tra rồi mới thanh toán bằng tiền mặt.

Mặc nỗ lực của các sàn TMĐT uy tín, người tiêu dùng vẫn chưa tin tưởng để thanh toán trước
Mặc nỗ lực của các sàn TMĐT uy tín, người tiêu dùng vẫn chưa tin tưởng để thanh toán trước

Đây cũng là phản ứng dễ hiểu của người tiêu dùng với môi trường mua sắm thiếu sự đảm bảo hiện nay. Nếu muốn chỉ số niềm tin tăng lên, doanh nghiệp TMĐT phải tăng sự đảm bảo và triển khai các chính sách bảo vệ quyền lợi khách hàng để họ tin tưởng và thanh toán trả trước cho sản phẩm, giảm tỉ lệ hủy đơn hàng và tăng sự hài lòng của khách hàng.

>>>>>> Xu hướng thanh toán không tiền mặt đang phát triển như thế nào?

Thanh toán trực tuyến bị “bỏ ngỏ”, CoD chiếm ưu thế

Mặc dù hình thức mua hàng trực tuyến đang được yêu thích, nhưng giải pháp thanh toán trực tuyến vẫn còn bị “bỏ ngỏ” do niềm tin của khách hàng dành cho người bán chưa cao. Vì vậy, phương pháp thanh toán giao hàng và thu tiền trực tiếp vẫn được khách hàng ưu tiên chọn lựa. Theo nghiên cứu của Q&Me (2017), 85% người dùng trên các sàn thương mại điện tử sử dụng giải pháp COD (Cash on Delivery).

>>> Làm thế nào để thanh toán trực tuyến thay thế CoD?

Mặc khác, đối với những người dùng mua hàng “thâm niên” (heavy user) trên các sàn e-commerce, giải pháp thanh toán qua thẻ tín dụng/ghi nợ (credit/debit card) và chuyển khoản ngân hàng (bank transfer) phổ biến hơn so với nhóm người dùng không mua thường xuyên (light user).

Thanh toán khi mua hàng trực tuyến - COD vẫn chiếm ưu thế
Thanh toán khi mua hàng trực tuyến – COD vẫn chiếm ưu thế

Theo đó, tỉ lệ thanh toán trực tuyến (bao gồm Credit/Debit card và Bank transfer) đạt 24% đối với heavy user và 9% đối với light user. Con số này vẫn còn rất nhỏ do yếu tố niềm tin mua sắm và các trang web thương mại điện tử “quên” bổ sung hoặc không đa dạng các phương thức thanh toán trực tuyến.

Có thể thấy, thói quen và niềm tin của người tiêu dùng Việt vẫn đặt vào thanh toán CoD. Do đó, các cá nhân và doanh nghiệp bán hàng TMĐT hiện tại vẫn nên cho phép thanh toán CoD và lựa chọn các hãng vận chuyển CoD uy tín để xây dựng niềm tin ở khách hàng. Bên cạnh đó, trang web của bạn cần tích hợp các phương thức thanh toán trực tuyến như thanh toán thẻ, thanh toán qua ví điện tử hoặc các cổng thanh toán uy tín (như Ngân Lượng, NAPAS,…) để tạo thói quen thanh toán trước, giảm tỉ lệ hủy đơn hàng.

>>>> Làm thế nào doanh nghiệp truyền thống bán hàng thương mại điện tử?

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á