Indonesia – Thị trường TMĐT đầy tiềm năng

Chia sẻ:

Mục lục

Tổng quan thị trường

Trong xu hướng phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0, nơi mà Đông Nam Á đang được đánh giá là thị trường vô cùng tiềm năng về TMĐT, quốc gia vạn đảo nổi tiếng với “thiên đường nhiệt đới” Bali này cũng không nằm ngoài cuộc chơi. Theo báo cáo về TMĐT khu vực Đông Nam Á 2019 được thực hiện bởi Google, Temasek và Bain & Company, Indonesia cùng với Việt Nam là 2 nước dẫn đầu trong khu vực về tốc độ tăng trưởng TMĐT với con số hơn 40% một năm, gần gấp đôi các nước khác trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Singapore và Philippines với tốc độ tăng trưởng hàng năm nằm trong khoảng 20 – 30%.

Cũng trong báo cáo nói trên, trị giá ngành TMĐT của Indonesia trong năm 2019 ước tính khoảng 21 tỷ đô la và được dự đoán sẽ tăng lên 82 tỷ đô la vào năm 2025. Với số lượng người dùng Internet tăng trưởng vượt bậc từ 92 triệu người vào năm 2015 lên 175.4 triệu người (trên tổng dân số 272.1 triệu người) vào năm 2020, thị trường TMĐT tại Indonesia hiện có đầy đủ yếu tố trở thành “vùng đất hứa” cho các nhà đầu tư nước ngoài. Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này là sự có mặt cạnh tranh của cả 4 kì lân thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á tại thị trường Indonesia là Bukalapak, Lazada, Shopee và Tokopedia.

>> Xem thêm: Philippines: một thị trường thương mại điện tử hoàn toàn khác biệt

 

Yếu tố thúc đẩy

  • Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu: Dữ liệu của World Bank cho thấy trong 50 năm vừa qua, Indonesia đã duy trì tăng trưởng GDP ổn định ở mức 5.6%, thành công chuyển đổi từ quốc gia thu nhập thấp sang thu nhập trung bình. Từ 1993 đến 2014, 80% người thu nhập thấp đã thành công thoát nghèo. Tầng lớp trung lưu với an toàn tài chính chiếm đến ⅕ dân số Indonesia, tương đương 52 triệu người. Tầng lớp này sẽ còn tăng trưởng trong tương lai và đóng vai trò thiết yếu trong phát triển kinh tế như một trong những nhóm người tiêu dùng chính.
  • Chính sách thúc đẩy TMĐT của chính phủ: Vào năm 2016, Indonesia đã ra nghị định 44/2016 mở đường cho sự phát triển của ngành TMĐT tại nước này. Nghị định cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào ngành TMĐT tại Indo có thể được quyền sở hữu 100% của nước ngoài khi đầu tư vào 100 tỷ IDR (tương đương 6,7 triệu đô la) hoặc tạo ra ít nhất 1000 việc làm cho lao động địa phương. Những doanh nghiệp không đủ điều kiện trên có thể lựa chọn hình thức liên doanh với với các doanh nghiệp tại bản địa và chỉ được nắm giữ tối đa 49% cổ phần. Chính sách mở rộng phát triển ngành TMĐT gắn liền với việc giải quyết an sinh xã hội này của Indonesia sẽ là một bước đi thông minh giúp cho nền tảng phát triển ngành này được vững chắc hơn.
  • Thời gian sử dụng internet: Giống Philippines và Malaysia, Indonesia nằm trong top 10 quốc gia có thời gian sử dụng Internet trên điện thoại nhiều nhất thế giới với hơn 4 giờ sử dụng một ngày. Trong khi mức trung bình của thế giới là 3 giờ 13 phút. Kết hợp với số người dùng Internet đông đảo – hơn 175 triệu người – đã biến Indonesia trở thành một thị trường đầy tiềm năng cho TMĐT.

>> Khám phá: Toàn cảnh thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á (link download)

Khó khăn

  • Hệ thống giao thông vận tải: Với đặc điểm địa lý nhiều đảo và quần đảo, Indo gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển các tuyến giao thông gây khó khăn cho công tác hậu cần giao hàng. Hiện tại thời gian giao hàng tại Indo vẫn bị kéo dài từ 4-7 ngày trong thành phố và từ 7-14 ngày cho các khu vực ngoài trung tâm. Cơ sở hạ tầng nghèo nàn làm tăng chi phí vận chuyển, ảnh hưởng đến giá vận chuyển và giao hàng cuối cùng. Theo WorldBank, chi phí hậu cần chiếm tới 25% GDP của Indonesia, mức cao nhất trong ASEAN. Tại Việt Nam, Malaysia và Singapore, chi phí hậu cần chỉ bằng 20% GDP của họ.
  • Hệ thống thanh toán chưa hoàn thiện: Giống như trong bất kỳ nền kinh tế châu Á nào khác, người Indonesia khá cảnh giác với các khoản thanh toán trực tuyến. Hầu hết các giao dịch TMĐT được thực hiện thông qua chuyển khoản ngân hàng trực tiếp hoặc sử dụng giao dịch tiền mặt, điều đó làm hạn chế sự mở rộng của TMĐT trong nước. Hiện tại, các cơ chế thanh toán điện tử thay thế đang dần có chỗ đứng trong nước và các ví điện tử như Go-Jek, T-cash, Doku, GrapPay và Veritrans đang được người tiêu dùng ưa chuộng.
Người dân Indonesia có thói quen thanh toán tiền mặt thay vì thanh toán online
  • Kết nối internet chậm: Indonesia có một trong những tốc độ kết nối internet chậm nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Theo Ookla’s Speedtest Global Index, quốc gia này đang đứng vị trí 118 trong hạng mục tốc độ di động, tụt lại rất nhiều so với các nước trong khu vực như Singapore (thứ 11), Việt Nam (thứ 48), Malaysia (thứ 94). Trong hạng mục tốc độ băng thông rộng cố định cũng vậy, Indonesia xếp thứ 113 có khoảng cách khá xa so với các nước Singapore (thứ 1), Malaysia (thứ 39) và Việt Nam (thứ 64) (Số liệu tháng 3.2020)

Kết luận

Phát triển TMĐT đang được chính phủ Indonesia chú trọng nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 7% mỗi năm đến năm 2025. Với sự quan tâm này của chính phủ, chắc chắn ngành TMĐT tại Indo sẽ phát triển hơn nữa không chỉ nhờ vào sự đầu tư từ nước ngoài mà rất có thể còn có thể từ các doanh nghiệp start up trong nước.

Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á