Forever 21 phá sản: xu hướng mua sắm thời trang đã thay đổi

Chia sẻ:

Mục lục

Biểu tượng của thời trang nhanh

Được thành lập vào đầu những năm 2000 bởi hai người nhập cư Hàn Quốc Do Won và Jin Sook Chang, khái niệm thời trang thời điểm đó rất khác so với ngày nay. Thời trang từng là một thứ gì đó rất độc quyền, những mẫu quần áo đơn giản là thứ duy nhất mọi người có thể tìm thấy trong các trung tâm mua sắm và các cửa hàng. Forever 21 chính là một trong những nhà tiên phong trong việc biến các thiết kế trên sàn catwalk thành các mặt hàng giá cả phải chăng.

Từ áo phông giá chỉ 10 đô đến giày cao gót 30 đô, Forever 21 đã giúp tất cả các khách hàng tham gia vào những xu hướng thời trang đang thịnh hành. Sự trỗi dậy của văn hóa Internet thúc đẩy nhu cầu về quần áo thời thượng nhưng giá cả phải chăng, đã được Forever 21 vận chuyển đến trung tâm mua sắm gần bạn nhất. Chuỗi cửa hàng này đã bùng nổ đến mức Forever 21 mở rộng hoạt động từ 7 lên 47 quốc gia chỉ trong 6 năm, và doanh thu tăng lên 3,8 tỷ đô la trong năm 2017.

Tuy nhiên, thương hiệu này không tránh khỏi việc phải đối mặt với những thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực bán lẻ. Cuộc xâm lược của Thương mại điện tử đã thay đổi thói quen của người tiêu dùng, mọi người mua sắm nhiều hơn tại nhà và ít hơn tại các cửa hàng, dẫn đến sự sụp đổ của các cửa hàng vật lý. Theo nghiên cứu của Coresight, 8200 cửa hàng đã đóng cửa trong năm nay tại Mỹ, con số này được dự đoán sẽ lên đến 12000 vào cuối năm. Sau nhiều tháng tái cấu trúc không thành công, Forever 21 đã phải bước theo vết xe đổ của nhiều thương hiệu thời trang khác: nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

Gánh nặng của cửa hàng vật lý

Sai lầm đầu tiên của Forever 21 là theo đuổi một chiến lược kinh doanh ngược lại với những nhà bán lẻ khác. Trong khi các công ty đang vội vã thu nhỏ quy mô để xoay sở giữa thời kỳ “tận thế của bán lẻ”, Forever 21 lại đang bận rộn mua về những cửa hàng mới, nâng lượng không gian lưu trữ của mình lên chóng mặt. Ngoài số lượng, quy mô cửa hàng của họ cũng rất lớn. Trang web của công ty cho biết quy mô trung bình của mỗi cửa hàng là  38.000 feet vuông, thậm chí còn lớn hơn một cửa hàng bách hóa thông thường.

Tất cả số không gian đắt tiền đó đã trở thành thiên đường mua sắm cho khách hàng, nhưng khi doanh số được báo cáo giảm từ 20% đến 25% so với số liệu năm ngoái, tập đoàn này đã phải gánh số phí thuê nhà đất khổng lồ. Với hơn 700 cửa hàng trên toàn cầu, cửa hàng vật lý được xem như rào cản lớn nhất đối với việc kiếm lợi nhuận của công ty. Một số đối thủ cạnh tranh chính của Forever 21 như ASOS hay Fashion Nova là những nền tảng trực tuyến, giúp giảm rất nhiều chi phí cho cửa hàng, cho phép họ đưa ra những ưu đãi tốt hơn.

Thương mại điện tử lên ngôi

Forever 21 chỉ dành riêng cho những người trẻ tuổi, điều đó được nói lên ngày từ cái tên “Mãi mãi tuổi 21”. Tuy nhiên, thời đại công nghệ đang định hình thói quen mua sắm của chúng ta theo một hướng khác và những người trẻ tuổi là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất do mức độ tiếp xúc với Internet. Không tập trung vào kinh doanh trực tuyến cũng là một nguyên do cho sự phá sản của Forever 21 khi thời trang và làm đẹp là sản phẩm bán chạy nhất trên các nền tảng thương mại điện tử. Với ngân sách hạn hẹp, đối tượng khách hàng chính của Forever 21 đang dần đổi sang mua sắm trực tuyến vì sự vô hạn trong lựa chọn để thể hiện bản thân mình, với một mức giá còn rẻ hơn.

Với sự hiện diện nổi bật trên các mạng xã hội, sử dụng những phương tiện truyền thông và sự tường tận về các xu hướng thời trang hiện hành, các thương hiệu khác đã đánh bại Forever 21 trong trò chơi này. Thay vì đến cửa hàng và thử quần áo, rất nhiều khách hàng giờ đây cảm thấy thuận tiện với việc mua hàng trực tuyến và trả hàng nếu họ không thích.

->> Đọc thêm: Mạng xã hội vẫn là một công cụ bán hàng hiệu quả ở Việt Nam

Xu hướng mua sắm “xanh”

Bạn có biết rằng 20% ​​lượng nước thải của thế giới và 10% lượng khí thải carbon toàn cầu đến từ ngành công nghiệp thời trang? Những mẫu quần áo với giá thành sản xuất thấp, lấy cảm hứng từ các mẫu thiết kế, sử dụng lao động giá rẻ là cốt lõi của thời trang nhanh, một chiến lược đã phải đối mặt với sự phản ứng dữ dội của xã hội trong một thời gian dài. Thế giới đang nhận ra vấn đề biến đổi khí hậu và thực hiện các biện pháp thực tế để giải quyết vấn đề. Điều này có nghĩa là lựa chọn những hãng thời trang bền vững và “xanh” hơn: những thương hiệu vintage và tái chế, trao đổi hoặc mua đồ cũ, hay đơn giản là giảm mức tiêu thụ quần áo.

Xã hội đang ngày càng thực sự để tâm đến việc các sản phẩm họ đang tiêu thụ có được sản xuất một cách nhân đạo và bảo vệ môi trường hay không. Công chúng đang yêu cầu được nhìn thấy những cải tiến trong các doanh nghiệp và nếu Forever 21 không sớm nhận ra điều này, khách hàng của họ sẽ rời đi để đến với những thương hiệu mang lại nhiều giá trị hơn.

Chúng tôi kết luận rằng, sai lầm của Forever 21 nằm ở sự mở rộng nhanh chóng trong khi bỏ qua thực tế rằng sở thích và cách mua sắm của người tiêu dùng đang thay đổi mạnh mẽ.

->> Bạn có thể quan tâm: Việt Nam trong năm 2019: Quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ hai thế giới?

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á