Phát hàng mẫu (sampling) là một trong những công cụ hiệu quả mà doanh nghiệp thường sử dụng trong chiến lược tiếp thị tại điểm bán (POSM marketing). Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết đo lường hiệu quả triển khai của công cụ này. Mỗi doanh nghiệp và nhãn hàng có mục tiêu khác nhau, vì vậy phương pháp và tiêu chí đo lường cũng có khác biệt. Tuy nhiên, dưới đây là 4 bước hữu ích được đúc kết để đo lường hiệu quả cho hầu hết chương trình sampling marketing.

Bước 1: Xác định mục tiêu
Bạn cần liên tục theo dõi lợi tức đầu tư (Return on Investment – ROI) của hoạt động phát hàng mẫu dựa trên những tiêu chí đo lường bạn đã lựa chọn. Mục tiêu có thể được định hướng rõ ràng như tăng doanh số bán hàng hoặc xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Mặt khác, mục tiêu cũng có thể là tăng nhận thức về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng và sự tin tưởng về sản phẩm. Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch, chiến lược, chiến thuật và các hoạt động cụ thể để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Bước 2: Thiết lập tiêu chí đo lường các mục tiêu
Bằng việc kết hợp tiêu chí đo lường với các mục tiêu của chiến dịch phát hàng mẫu, bạn có thể xác định được hiệu quả chiến dịch súc tích và chi tiết, đồng thời biết được chỉ số ROI sau những nổ lực thực hiện.
Hãy theo dõi dữ liệu định lượng như doanh số tại cửa hàng thực tế và cửa hàng trên các nền tảng thương mại điện tử. Với những chương trình phát hàng mẫu có đi kèm phiếu mua hàng, mã giảm giá tại cửa hàng offline, bạn cũng phải tính thêm chi phí này vào mỗi sản phẩm mẫu phát đi. Việc tăng doanh số trong suốt quá trình triển khai hoạt động tặng hàng mẫu cùng là một tiêu chí để đo lường hiệu quả.
Ngoài việc sử dụng các dữ liệu có chiều sâu (insight) và các số liệu đo lường định lượng, bạn cũng nên theo dõi phản hồi của khách hàng trên các trang mạng xã hội. Ngoài ra, việc sử dụng một số dịch vụ từ bên thứ 3 có thể giúp doanh nghiệp đo lường và phân tích cảm xúc của người tiêu dùng trên các phương tiện truyền thông xã hội (social listening).

Bước 3: Cân đối chi phí tiêu tốn cho mỗi sản phẩm mẫu và giá trị của một khách hàng trung thành
Khi quyết định thực hiện chiến thuật phát hàng mẫu, bạn nên xem xét khoản chi phí mà doanh nghiệp đã tiêu tốn trên mỗi mục tiêu đạt được. Tùy vào giá trị của mỗi khách hàng trung thành, bạn có thể ước tính chi phí phát hàng mẫu. Bạn có thể dành ngân sách 100 USD/sản phẩm mẫu cho một khách hàng sẽ mang lại giá trị 300 triệu USD cho doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn đừng quên chi phí in ấn, phí chuyển phát, chi phí mua hoặc sản xuất sản phẩm mẫu,…Hãy tổng hợp tất cả chi phí phát sinh để xác định tổng chi phí thực tế của mỗi sản phẩm mẫu.

Bài viết liên quan: 7 sai lầm cần tránh khi thực hiện chiến thuật phát hàng mẫu

Bước 4: Đánh giá hiệu quả
Trong suốt chương trình tặng hàng mẫu, hãy giám sát những số liệu cụ thể, chi tiết để xem xét hoạt động đã đạt được mục tiêu hay chưa. Điều này giúp doanh nghiệp phát hiện và điều chỉnh kịp thời để việc thực hiện đi đúng hướng của kế hoạch đề ra.

Nếu chi phí phát hàng mẫu cao hơn so với ngân sách dự trù, đây không phải vấn đề rắc rối và bạn có thể xem đây là cơ hội tốt để bán hàng trực tiếp để tăng chỉ số ROI. Các nhãn hàng đã sử dụng hiệu quả công cụ sampling để ra mắt sản phẩm mới trên thị trường và giành được thị phần từ các đối thủ cạnh tranh. Họ chấp nhận chịu chi phí cao nhưng bù lại đạt được mục tiêu thị phần và doanh số. Những chỉ tiêu đánh giá cơ bản mà mọi chương trình sampling đều hướng tới: Tăng doanh thu, tăng tỉ lệ chuyển đổi trên môi trường thương mại điện tử,  tăng lòng trung thành của khách hàng,…

Bài viết liên quan: Xu hướng mới – Online sampling

Trên đây là 4 bước đo lường hiệu quả của mọi chiến thuật phát hàng mẫu mà doanh nghiệp cần xem xét. Nếu có một giải pháp sampling tăng gấp đôi hiệu quả chiến lược POSM marketing trong khi chi phí tiết kiệm một nửa, bạn có sẵn sàng thử?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *