Làm thế nào để doanh nghiệp truyền thống bán hàng thương mại điện tử?

Chia sẻ:

Mục lục

Rất nhiều doanh nghiệp đều biết việc phát triển dịch vụ hậu cần điện tử rất quan trọng, khi lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, các kênh thương mại đang trên đà phát triển mạnh, tuy nhiên vẫn chưa tìm được giải pháp tốt nhất để đáp ứng và phục vụ kịp thời tốc độ bán hàng chóng mặt giúp đem lại hiệu quả cho việc “hoàn tất đơn hàng”. Theo các bản báo cáo thống kê của Ban tổ chức Ngày mua sắm trong những năm gần đây, dịch vụ chuyển phát hàng hoá đã có sự tăng trưởng khá cao để thích ứng hơn, nhưng vẫn chưa theo kịp bước đi nhanh chóng của ngành thương mại điện tử. Hơn nữa, theo cuộc khảo sát của Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin thuộc Bộ Công Thương, một trong những trở ngại lớn đối với ngành thương mại điện tử nằm ở “chất lượng dịch vụ chuyển phát”. Đó là lý do vì sao doanh nghiệp nên quyết định chọn fulfillment (dịch vụ hoàn tất đơn hàng) mà không phải là cách làm truyền thống để phân phối sản phẩm.

Cách làm truyền thống không đủ thích ứng với thời đại công nghệ
Khi nhu cầu của khách hàng trở nên đa dạng hoá, yêu cầu trở nên gắt gao hơn thì chính là lúc các doanh nghiệp cần chạy đua để phục vụ và đáp ứng. Bạn chậm trễ, bạn đến sau và không uy tín đồng nghĩa với việc bạn thua cuộc. Dưới đây là các khó khăn và vấn đề bạn sẽ gặp phải trong quá trình dịch chuyển qua thương mại điện tử.

Nguồn hàng: Thị hiếu khách hàng ngày càng thay đổi nhanh, sự cạnh tranh cũng tăng cao dẫn tời bạn phải ra mắt sản phẩm mới thường xuyên hơn, rút ngắn quy trình sáng tạo, sản xuất.
Đồng thời, bạn sẽ cần lỗ lực hơn để tìm kiếm những mặt hàng mới thường xuyên hơn do các nhà bán hàng Trung quốc giờ đây có thể bán hàng hoá của họ trực tiếp tới người tiêu dùng tại Việt Nam thông qua các sàn thương mại điện tử.

Quản lý tồn kho: Khác với bán hàng truyền thống, bạn cần quản lý tồn kho chính xác theo thời gian thực để tránh bị hết hàng, tồn hàng, bị sàn thương mại điện tử phạt do vi phạm các quy định xử lý hàng hoá, hay bị thu lỗ do quảng cáo quá số lượng hàng hiện có.

Bài viết liên quản: Quản lí tồn kho hiệu quả bằng phương pháp ABC và XYZ

Nếu bạn bán hàng đa kênh thì bài toán này sẽ càng phức tạp, bạn cần một hệ thống công nghệ thông rất tốt để đồng thời kết nối  & đồng bộ sản phẩm, tồn kho theo thời gian thực qua API với rất nhiều sàn thương mại điện tử như Lazada, Robins, Tiki, Sendo, Shopee và các nền tảng bán hàng như Haravan, Bizweb, Chili, Shopify, Woocommerce …

Giao hàng: Thời gian giao hàng trong Thương mại điện tử ngày càng quan trọng, khách hàng vừa mong nhận được hàng sớm với chi phí thấp hoặc miễn phí vận chuyển. Để cạnh tranh không ít người bán đã cam kết giao hàng trong 2-4 giờ. Với quy trình và mô hình quản lý hiện tại, các doanh nghiệp truyền thống gần như không có cửa cạnh tranh lại với các đơn vị này.

Hiện nay hơn 90% các đơn hàng thương mại điện tử là giao hàng thu tiền, người mua hàng có thể từ chối nhận hàng không thanh toán vì bất kỳ lý do nào. Bạn sẽ phải kiểm tra chất lượng hàng hoá cẩn thận trước khi giao nếu không muốn bị phí chuyển hoàn làm sói mòn lợi nhuận.

Dịch vụ fulfillment – Đường tắt giúp bạn dịch chuyển mô hình bán hàng thương mại điện tử
Ông Nguyễn Thanh Hưng, chủ tịch VECOM – một người đã gắn bó nhiều năm với ngành thương mại điện tử cũng đã chia sẻ, đứng ở góc nhìn của ông, việc thuê đối tác cung cấp dịch vụ fulfillment (hoàn tất đơn hàng) mang lại nhiều điều tiện ích cho các doanh nghiệp thương mại điện tử.

Nhà cung cấp dịch vụ fulfillment sẽ thay doanh nghiệp nhận hàng, lưu kho, đóng gói, chuyển hàng và các dịch vụ hậu cần liên quan khác để hoàn thành đơn hàng trực tuyến với người tiêu dùng (khách hàng cuối cùng nhận sản phẩm). Trong khi đó, doanh nghiệp chỉ cần tập trung nguồn lực vào việc bán hàng, nâng cao chất lượng phần mềm ứng dụng, trang website tiếp thị sản phẩm… để tăng doanh thu. Tiện ích chính mà dịch vụ fulfillment đem lại cho doanh nghiệp không chỉ ở khâu cắt giảm chi phí vận chuyển, vật tư, đóng gói mà còn nằm ở việc không cần tốn tiền đầu tư chi phí vào hệ thống kho bãi.  

Tuy nhiên, việc thuê các dịch vụ hậu cần như fulfillment không phải không mang đến rủi ro, điều này thực chất khiến doanh nghiệp bị động trong việc tiếp cận trực tiếp khách, cũng như thu nhận phản hồi, đánh giá trong các trường hợp giao nhận, hư hỏng hàng hoá. Mặc dù sẽ có rủi ro, nhưng sau tất cả việc thuê dịch vụ hoàn tất đơn hàng vẫn mang lại nhiều tiện ích hơn cho những doanh nghiệp điện tử và trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến.
Giới chuyên gia cho rằng, để có thể đồng hành và theo kịp sự phát triển của thương mại điện tử, các doanh nghiệp cần phải tìm cho mình một đối tác đáng tin cậy và chuyên nghiệp. Trong ngành dịch vụ hậu cần điện tử hiện nay tại Việt Nam, Boxme dường như đang dẫn đầu và đảm nhiệm tốt vai trò “hoàn tất đơn hàng” với đầy đủ tiêu chuẩn hiện đại và tự tin đem các sản phẩm tới 600 triệu dân tại Đông Nam Á.

Đây thực sự là cơ hội làm giàu cho các nhà kinh doanh online trong nước bán hàng đi quốc tế dễ dàng, cạnh tranh hơn. Ngược lại, dịch vụ fulfillment từ Boxme cũng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ngoài bán hàng vào Việt Nam, cũng như trong thị trường Đông Nam Á. Chỉ bằng một vài cú click chuột, khách hàng đã có thể được nhận sự chăm sóc và phục vụ tận tình thông qua dịch vụ fulfillment của Boxme.

Muốn doanh nghiệp tiến xa lẫn trong nước và ngoài nước, đừng chần chừ nữa mà hãy liên hệ ngay với Boxme, bạn đặt sự nhanh chóng, uy tín và tiện lợi lên hàng đầu và Boxme cũng thế!

Thông tin liên hệ: 
– Website: Boxme.vn
-Tổng đài: 1900-636-068
– Email: [email protected]a

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á