Mô hình D2C và 5 xu hướng dẫn đầu Thương mại điện tử năm 2022

Chia sẻ:
D2C-xu-huong-thuong-mai-dien-tu-2022

Mục lục

Thương mại điện tử D2C (Direct to Consumer) đã thay đổi cách người tiêu dùng mua sắm và tương tác với các nhãn hàng. Trong năm 2022, D2C vẫn sẽ là mô hình được nhiều thương hiệu áp dụng để cạnh tranh trong thị trường Thương mại điện tử.

Nhiều nhà bán lẻ truyền thống đã thay đổi mô hình kinh doanh “trực tiếp tới người tiêu dùng” để thu hút và giữ chân khách hàng và đã gặt hái được nhiều thành công. Theo đó, “ông lớn” Nike cho biết trong quý đầu năm 2020, doanh số thương mại điện tử của hãng đã tăng 82%. Vài năm trước đại dịch, thương hiệu này đã rút khỏi các trung tâm thương mại và nhiều cửa hàng đại lý khác.

Dù bạn đang theo đuổi mô hình D2C hay vẫn là một nhà bán lẻ truyền thống, 5 xu hướng Thương mại điện tử D2C năm 2022 dưới đây sẽ giúp ích cho việc kinh doanh của bạn.

>>> Xem thêm: [Infographic] Thương mại điện tử trở thành lối sống của người Đông Nam Á

>>> Xem thêm: TMĐT Đông Nam Á: Siêu sale “ngày đôi” trở thành động lực chính thúc đẩy doanh số bán hàng toàn sàn

1. Nhiều hơn những nhà bán D2C

D2C-xu-huong-thuong-mai-dien-tu-2022

Để cạnh tranh với các nhãn hàng kinh doanh Thương mại điện tử theo hướng D2C, sẽ có ngày một nhiều những “đối thủ” khác cũng lựa chọn mô hình này. Với lưu lượng khách ít hơn trong các cửa hàng ngoại tuyến, nhiều nhà bán lẻ truyền thống sẽ tận dụng lợi thế “người đi sau” để tiếp cận người tiêu dùng trực tuyến hiệu quả hơn.

2. Mở rộng danh mục sản phẩm

Đại dịch đã kìm hãm sự phát triển của nhiều thương hiệu, nhưng đồng thời, Covid-19 đã khiến nhu cầu về các sản phẩm thể thao và chăm sóc cá nhân tăng cao đối với người tiêu dùng làm việc tại nhà.

Nhà bán D2C sẽ dựa trên sự thay đổi thói quen sinh hoạt và tiêu dùng trong giai đoạn bình thường mới để tiếp tục phát triển và mở rộng sang các danh mục liền kề.

3. Người tiêu dùng bị thu hút bởi thương hiệu D2C

Khi bắt đầu bùng phát Covid, một trong những nhu cầu cấp thiết nhất đối với các nhà bán lẻ là một nền tảng thương mại điện tử hiệu quả. May mắn thay, đó là thứ mà các thương hiệu D2C đã có, mang lại lợi thế sớm cho họ.

Sau gần hai năm, người tiêu dùng tiếp tục dành ít thời gian hơn ở các cửa hàng truyền thống và tập trung mua sắm trên thiết bị di động. Doanh số thương mại điện tử của Mỹ trong quý 3 năm 2021 tăng 45,6% so với quý 3 năm 2019.

4. Kiến trúc Headless trong thiết kế website TMĐT

3 mô hình website Thương mại điện tử phổ biến hiện nay là:

  • Commerce Led – “Full Stack”: mô hình truyền thống, tập trung tất cả các phần vào một nền tảng duy nhất.
  • Experience Led – “Hybrid”: mô hình này đã bắt đầu có sự tách biệt phần commerce platform và phần digital experience.
  • API-based – “Headless Commerce”: mô hình này đã tách biệt hoàn toàn phần business nghiệp vụ ra khỏi phần giao diện, tất cả đều được tương tác qua API.

Trong đó, Headless Commerce được cho là thế hệ tiếp theo, nơi trang web hướng tới người tiêu dùng tách biệt với nền tảng thương mại điện tử.

Những trải nghiệm nâng cao này cho phép các nhà cung cấp công nghệ đáp ứng các thương hiệu DTC với mức đầu tư hợp lý và triển khai nhanh chóng.

5. Chính sách hoàn trả

Nghiên cứu của Forrester cho thấy rằng người tiêu dùng thích các nhà bán lẻ trực tuyến cung cấp dịch vụ đổi trả hàng miễn phí, cũng như hoàn tiền giao dịch. Forrester dự đoán rằng các nhà bán lẻ và thương hiệu D2C sẽ đầu tư để nâng cấp chính sách hoàn trả (địa điểm, quy trình,..).

Từ các vấn đề về chuỗi cung ứng đến kỳ vọng ngày càng tăng từ người tiêu dùng, thương mại điện tử trong năm tới sẽ có nhiều sự cạnh tranh và thay đổi tích cực. Các thương hiệu D2C và cả các nhà bán lẻ truyền thống cần lưu ý đến 5 xu hướng trên để chuẩn bị những kế hoạch kinh doanh năm 2022.

Theo Forbes.  

Có thể bạn quan tâm

>>> Các lễ hội mua sắm đang thay đổi bức tranh Thương mại điện tử Đông Nam Á

>>> Doanh nghiệp kinh doanh TMĐT nhận được gì khi bán hàng đa kho cùng Boxme?

>>> Top 10 mô hình kinh doanh Thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam năm 2021

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á