Covid-19 thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu đối với Fulfillment trong Thương mại điện tử

Chia sẻ:
fulfillment-trong-thuong-mai-dien-tu

Mục lục

Đại dịch Covid-19 bùng nổ trên toàn thế giới buộc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa. Các nhà bán lẻ truyền thống không có giải pháp thương mại điện tử không thể duy trì việc kinh doanh khi người tiêu dùng thực hiện phần lớn mua hàng trực tuyến. Kết quả là yêu cầu về khả năng hoàn tất đơn hàng thương mại điện tử (E-commerce Fulfillment) chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế.

>> Xem thêm: Automated fulfillment là gì? Lợi ích của Automated fulfillment

>> Xem thêm: Tối ưu chi phí Logistics bằng cách dùng dịch vụ hoàn tất đơn hàng fulfillment

E-commerce Fulfillment

Một giải pháp Fulfillment thương mại điện tử mạnh mẽ và toàn diện phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống kho hàng – yếu tố mà trước đây được coi là “hậu thuẫn” của chuỗi cung ứng thì giờ lại trở thành xương sống, kết nối toàn bộ chuỗi giá trị thị trường. 

Quy trình Fulfillment còn quyết định trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, từ đó, đưa doanh nghiệp đến với bán lẻ đa kênh (Omni-channel).

fulfillment-trong-thuong-mai-dien-tu

Sự phát triển của bán lẻ đa kênh tập trung nhiều hơn vào cách tiếp cận liền mạch với trải nghiệm người tiêu dùng thông qua tất cả các kênh mua sắm có sẵn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một hệ thống quản lý bán hàng trôi chảy và nhanh nhạy, kết nối được toàn bộ kênh bán với hệ thống kho hàng. 

>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa Multichannel và Omnichannel trong bán lẻ

>> Xem thêm: Omni-channel là gì? Mô hình tăng doanh thu cấp số nhân

Tuy nhiên, Fulfillment trong thương mại điện tử không chỉ là bài toán về tối ưu kho hàng. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dụng, các nhà bán lẻ trực tuyến sẵn sàng áp dụng việc giao hàng 24/7 mặc dù sẽ gặp những khó khăn về thay đổi văn hoá nội bộ hay mạng lưới vận tải. Đây dường như là một thách thức mới cho các doanh nghiệp khi không có nhiều thời gian để chuẩn bị.

Sự thay đổi này đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư một hệ thống quản lí kho hàng mới hoặc cập nhật, nâng cấp hệ thống cũ. Đồng thời đảm bảo đội ngũ nhân viên kho có đủ kinh nghiệm và năng lực để đáp ứng các yêu cầu khắt khe trong vận hành. Ngoài ra, các nhà bán lẻ cần trở nên cực kỳ nhạy bén với hệ thống và quy trình quản lý kho mới.

Các kho hàng phải có sự minh bạch để tất cả các nhà cung cấp và đối tác trong toàn bộ chuỗi cung ứng, cũng như khách hàng, có thể biết những mặt hàng nào có sẵn, ở đâu và khi nào. Bạn cần một “glass pipeline” để có quyền truy cập vào toàn bộ chuỗi cung ứng từ nguồn thông qua nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

fulfillment-trong-thuong-mai-dien-tu

Một ví dụ về loại hình minh bạch này trong toàn bộ chuỗi cung ứng là RyderShare – nền tảng kỹ thuật số kết nối tất cả các bên trong chuỗi cung ứng và cung cấp khả năng hiển thị đầy đủ cho tất cả các hoạt động vận chuyển hàng hóa từ đầu đến cuối.

Với nhu cầu tạo ra một mạng lưới bán hàng đa kênh linh hoạt, các doanh nghiệp nên tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ hậu cần bên thứ ba (3PLs). Những đơn vị này sẽ là người hiểu rõ môi trường logistics, đồng thời họ cung cấp giải pháp công nghệ và mô hình vận hành phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.

Nguồn: Forbes 

Xem bài viết gốc TẠI ĐÂY.

Có thể bạn quan tâm

>>> Làm thế nào để tối ưu hoá chi phí Logistics? Giải pháp hậu cần cho nhà kinh doanh Đông Nam Á

>>> Doanh nghiệp được gì khi áp dụng tự động hóa vận hành (Automated Fulfillment)

>>> Bán hàng đa kênh: Sự khác nhau giữa Multi Channel và Omnichannel là gì?

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á