Chuyển hướng sang mô hình omni channel: 3 chìa khóa để thành công

Chia sẻ:
omni-channel

Mục lục

Theo nhiều chuyên gia trong ngành, xu hướng omni channel (bán hàng đa kênh) đã nổi lên nhanh chóng trong năm 2017 và được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong những năm tiếp theo. Nhiều doanh nghiệp đang chuyển hướng sang mô hình omni channel như cách thích ứng với thời cuộc. Tuy nhiên, để thành công trong xu hướng này không phải điều dễ dàng. Đâu là những yếu tố mà những “kẻ mới nhập cuộc” phải đặt lên hàng đầu khi chạy theo xu hướng mới nổi này? Dưới đây là 3 chìa khóa để doanh nghiệp thành công khi chuyển hướng sang mô hình Omni channel:

Chú trọng vào hành vi mua hàng của người tiêu dùng

Trải nghiệm tích cực của khách hàng là quá trình bắt đầu từ những tương tác với người bán mọi lúc, mọi nơi. Việc tương tác với khách hàng là điều cần thiết để thấu hiểu được hành vi và sự thật ngầm hiểu (insight) của người tiêu dùng cuối cùng trong quá trình mua hàng kênh chéo (cross-channel). Đồng thời, doanh nghiệp cũng phát hiện những vấn đề của khách hàng và kịp thời giải quyết bằng các giải pháp phù hợp, để đáp ứng kỳ vọng của người dùng.

>> Xem thêm: Thách thức và giải pháp quản lí tồn kho thời omni channel

>> Xem thêm: Print on Demand Việt Nam – Top 3 nền tảng POD tốt nhất năm 2021

Thêm vào đó, một điểm mấu chốt trong quá trình theo dõi trải nghiệm khách hàng là nhận ra những trở ngại mà khách hàng gặp phải khi trong quá trình trước và sau khi mua, bao gồm yếu tố địa lý và đặc điểm khác nhau của khách hàng mục tiêu Thực tế cho thấy, khách hàng luôn có những nhu cầu đa dạng và phong phú, cũng như nhiều nhóm khách hàng sẽ có những khác biệt lớn về sở thích, cách mua, cách nhận hàng và hành vi trả hàng sau khi mua. Do đó, xây dựng chuỗi cung ứng (supply chain) hiệu quả cho omni channel là yếu tố rất quan trọng, theo đó, supply chain sẽ chú trọng việc địa phương hóa và có những điều chỉnh có liên quan đến trải nghiệm người dùng tại các vùng địa lí cụ thể (đơn cử như việc bảo mật dữ liệu khách hàng).

Kế hoạch thực thi dựa trên quá trình mua của khách hàng

omni-channel

Để tạo ra trải nghiệm liền mạch của người tiêu dùng khi mua sắm trong ma trận omni channel, việc thay đổi cách tổ chức chuỗi cung ứng là điều bắt buộc. Theo đó, doanh nghiệp cần phải thống nhất việc marketing, các chính sách bán hàng và logistics trên cả môi trường online và offline. Doanh nghiệp phải xây dựng một chiến lược chung và toàn diện với tầm nhìn bao quát để tạo ra trải nghiệm đa kênh tích cực cho khách hàng.

Tối ưu hóa hoạt động chuỗi cung ứng đa kênh

Khi kinh doanh trên mô hình omni channel, doanh nghiệp khó tránh khỏi những thách thức đến từ chuỗi cung ứng. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần phải tối ưu hóa chuỗi cung ứng đa kênh, nhằm mang lại trải nghiệm liền mạch cho khách hàng, hạn chế việc doanh nghiệp rơi vào tình trạng “thất hẹn” với khách hàng. Để chuỗi cung ứng đạt hiệu quả tối ưu, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau:

  • Tích hợp quản lí tồn kho trong cross channel: Để làm được bước này, doanh nghiệp nhất thiết phải đầu tư công nghệ và theo dõi liên tục tình trạng tồn kho trên mọi kênh bán hàng.
  • Thiết kế mạng lưới phân phối linh hoạt: Khả năng lưu trữ và xử lí của chuỗi cung ứng không đúng so với thực tế? Yếu tố này có được quản lí và tái phân phối dựa trên yêu cầu của người dùng? Hợp đồng với nhà cung cấp và công ty dịch vụ logistics có bao gồm những điều khoản có thể thay đổi linh hoạt?
  • Tận dụng tối đa các yếu tố cơ sở vật chất hỗ trợ omni channel: Những yếu tố như cửa hàng, nhà kho và trung tâm phân phối đã hoạt động hiệu quả với vai trò hoàn tất đơn hàng (fulfillment)? Doanh nghiệp có thể phân loại và đánh giá hiệu quả của hoạt động fulfillment dựa trên đặc tính sản phẩm như giá trị, doanh số, tính thích ứng mùa vụ, yều cầu dịch vụ và lợi nhuận biên hay không?
  • Cải tiến công tác vận chuyển chặng cuối (last-mile delivery): Hoạt động vận chuyển hàng hóa đã đáp ứng được những yêu cầu của danh mục sản phẩm và mong đợi của khách hàng trong mô hình omni channel? Công ty phải lựa chọn hãng vận chuyển và cách thức vận chuyển như thế nào để tiết kiệm chi phí mà vẫn thỏa mãn nhu cầu khách hàng? Nên phát triển hệ thống in-house fulfillment hay thuê ngoài công ty dịch vụ?

Có thể thấy, để thành công khi chuyển dịch sang mô hình omni channel, yếu tố công nghệ là điều cốt lõi và quan trọng nhất. Nếu nguồn lực không cho phép, doanh nghiệp có thể thuê ngoài dịch vụ fulfillment để có thể dành nhiều thời gian bán hàng và chăm sóc khách hàng.

Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ fulfillment, Boxme Global tự hào là doanh nghiệp tiên phong, hoạt động dịch vụ chuyên nghiệp với cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất hiện nay. Thuê ngoài dịch vụ fulfillment là con đường chuyển hướng ngắn nhất sang mô hình omni channel với rủi ro thấp nhất. Tại sao không sử dụng dịch vụ fulfillment của Boxme ngay bây giờ để chiến thằng dù chỉ là người mới tham gia vào cuộc đua omni channel?

Có thể bạn quan tâm

>>> Bán hàng đa kênh: Sự khác nhau giữa Omni Channel và Multi Channel

>>> Top 5 kênh thương mại điện tử lí tưởng cho chiến lược bán hàng đa kênh

>>> Tết Nguyên Đán 2021: Lập kế hoạch kinh doanh thế nào cho hiệu quả?

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á