Sự bùng nổ của nền Thương mại điện tử Việt Nam đã mở ra những cơ hội giúp doanh nghiệp mở rộng kênh bán đồng thời cũng mang đến nhiều thách thức. Boxme sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ưu nhược điểm của từng Sàn thương mại điện tử, hỗ trợ bạn đưa ra lựa chọn phù hợp.

Vì sao cần kinh doanh trên sàn thương mại điện tử?

Sàn thương mại điện tử đóng vai trò như một chiếc cầu nối liên kết hàng ngàn shop bán hàng, doanh nghiệp với nguồn khách hàng đa dạng, rộng rãi, thường xuyên truy cập các trang thương mại điện tử để tìm mua các sản phẩm.

Bạn không cần phải sản xuất hay nhập về một lượng hàng quá lớn để bắt đầu kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Bạn không cần thuê cửa hàng và nhân viên. Bạn cũng giảm được nhiều chi phí tiếp thị cho gian hàng của mình vì sàn nhanh chóng thông tin hàng hóa đến người tiêu dùng mà không phải qua trung gian.

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử sẽ giúp bạn tiếp cận được với đa dạng khách hàng kể cả chi phí tiếp thị sản phẩm của bạn bằng 0. Với số lượt truy cập khổng lồ vào các sàn thương mại điện tử, chắc chắn mức độ khách hàng tiếp cận sản phẩm của bạn cũng sẽ tăng lên.

Các sàn thương mại điện tử hàng đầu

Dựa vào kết quả đánh giá của Iprice.vn, Boxme sẽ đưa ra những đánh giá chi tiết hơn về 4 sàn thương mại điện tử đang dẫn đầu tại Việt Nam.

cac-san-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-2020 Xếp hạng các sàn Thương mại điện tử Việt Nam quý 3 năm 2020

1. Shopee

Shopee vươn lên vị trí đứng đầu trên thị trường Thương mại điện tử Việt Nam.

Shopee là một sàn thương mại điện tử trực thuộc tập đoàn SEA. Đến nay, Shopee đã có mặt ở 7 quốc gia châu Á, định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển trên thiết bị di động. Tuy ra mắt tại Việt Nam được 4 năm nhưng Shopee đã vươn lên vị trí top 1 về số lượt người dùng truy cập và khiến cho mọi đối thủ phải dè chừng.

Ưu điểm:

  • Số lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ tăng lên mỗi ngày. Xác định phân khúc khách hàng tốt, tập trung vào các chủ shop online và các đối tượng khách hàng trẻ, dễ thích nghi với các sản phẩm mới mẻ.

  • Quy trình mở gian hàng đơn giản, nhanh chóng, chỉ cần xác minh email, số điện thoại. Bạn cũng sẽ không mất bất kì khoản phí nào khi thiết lập tài khoản bán hàng mới.

  • Chính sách ưu đãi, trợ phí vận chuyển cực tốt, khuyến khích mua hàng cao. Shopee còn liên kết với những đối tác vận chuyển lớn, thời gian giao hàng nhanh từ 1 – 4 ngày với các đơn nội thành.

  • Thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi, trợ giá hấp dẫn cho người bán.

  • Giao diện web dễ sử dụng và chức năng xử lý đơn hàng nhanh, bộ lọc sản phẩm thông minh.

Nhược điểm:

  • Quy trình tạo gian hàng và bán hàng dễ dàng nên số lượng người bán rất lớn làm mức độ cạnh tranh tăng cao.

  • Shopee vẫn chưa chưa kiểm soát chất lượng sản phẩm và chưa quản lý được vấn đề bán phá giá nên có thể gây hoang mang cho người mua, cũng như tăng sức ép cạnh tranh về giá cho người bán.

  • Điều kiện trợ phí vận chuyển tương đối khó khăn, giá trị đơn hàng từ 250.000/đơn rất khó đáp ứng với các shop bán hàng giá trị thấp.

>>> 16 tips thúc đẩy doanh số bán hàng trên Shopee (phần 1)

>>> 16 tips thúc đẩy doanh số bán hàng trên Shopee (phần 2)

2. Lazada

Lazada thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma, có mặt ở Việt Nam từ năm 2012. Luôn nằm trong top đầu trong bảng xếp hạng các sàn giao dịch thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, Lazada mang đến cho người dùng nhiều trải nghiệm phong phú, độc đáo, chuyên nghiệp và bài bản.

Ưu điểm:

  • Hoa hồng hấp dẫn cho người bán, trong đó sản phẩm thời trang là 10%, sản phẩm điện tử là 5% và sản phẩm khác là 8%.

  • Việc mở gian hàng trên Lazada hoàn toàn miễn phí. Khi bắt đầu có đơn hàng giao dịch thành công, phí hoa hồng và phí vận chuyển theo ngành hàng và hình thức vận chuyển sẽ được áp dụng.

  • Hoạt động marketing năng động, mạnh mẽ, nhiều khuyến mãi thu hút người dùng. bBạn chỉ phải trả phí nếu sử dụng các dịch vụ hỗ trợ.

  • Dịch vụ khách hàng khá tốt, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tạo niềm tin mua sắm cho khách hàng.

Nhược điểm:

  • Các chi phí về logistics (lấy hàng, vận chuyển) khá cao, chi phí chiết khấu nặng.

  • Thủ tục đăng ký gian hàng khá phức tạp, phải hoàn thành khóa học online của Lazada và khai báo ảnh CMND, giấy khai sinh, giấy phép kinh doanh,… để mở gian hàng.

  • Thời gian dự kiến giao hàng khá lâu (từ 2 – 8 ngày với giao hàng tiêu chuẩn) làm tăng tỉ lệ rớt đơn hàng.

  • Chính sách tập trung vào người mua và các qui định khắt khe với người bán hàng. Người bán thụ động và bị phụ thuộc vào Lazada.

>>> Xem thêm: 17 tips để trở thành Top Seller trên sàn Lazada

3. Tiki

Tiki là một trong những trang web mua sắm trực tuyến hàng đầu Việt Nam tiền thân trang web là bán sách, do Ông Trần Ngọc Thái Sơn sáng lập và điều hành. Sau đó “lấn sân” qua các lĩnh vực bán lẻ khác. Tiki hiện có mức doanh số tăng trưởng gấp ba lần mỗi năm. Mạng lưới giao hàng của TiKi phục vụ trên toàn quốc.

Ưu điểm:

  • Các gian hàng được kiểm định kĩ lưỡng về quy cách nguồn gốc chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng hóa chính hãng. Vì vậy, niềm tin mua sắm trên Tiki của người tiêu dùng cao hơn hẳn so với các sàn thương mại điện tử khác, giảm áp lực cạnh tranh phá giá.

  • Nếu bạn kinh doanh mặt hàng là sách hãy lựa chọn Tiki, chiết khấu cho mặt hàng này lên đến 35%. Khi khách hàng nghĩ đến mua sách là nghĩ đến Tiki.

  • Chính sách đổi trả hàng theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua. Tuy nhiên, tỷ lệ đổi trả/ hoàn hàng lại cực thấp, chỉ khoảng 1%.

  • Chính sách bảo mật thông tin khách hàng rất tốt, thái độ làm việc chuyên nghiệp.

Nhược điểm:

  • Để đăng ký kinh doanh trên Tiki, bạn phải là doanh nghiệp và có giấy phép kinh doanh. Như vậy, Tiki không có chỗ cho các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.

  • Thời gian xét duyệt đăng bài lên tới 48 giờ. Tốn nhiều thời gian chỉnh sửa nội dung, hình ảnh.

  • Người bán phải tốn phí cố định và phí hoa hồng khi bán hàng.

  • Thời gian giao hàng dự kiến tương đối lâu, thường là 4-10 ngày (đối với giao hàng tiêu chuẩn).

>>> Xem thêm: Sàn TMĐT Tiki và Sendo sắp sát nhập?

4. Sendo

Là trang web mua bán trực tuyến trực thuộc tập đoàn FPT nhằm kết nối người mua và người bán trên toàn quốc, Sendo cũng đã bắt đầu cho thấy độ phủ dày đặc hơn trên các phương tiện truyền thông với hình ảnh chị đại Sen Đỏ Mỹ Tâm.

Ưu điểm:

  • Sendo được bảo trợ bởi FPT nên tạo uy tín nhất định đối với khách hàng.

  • Mở gian hàng trên Sendo là miễn phí

  • Phát triển mạnh trong mảng thời trang và phi công nghệ

  • Rút tiền đơn giản và tiện lợi bằng ví Senpay

Nhược điểm:

  • Người bán có thể mua sử dụng các gói quảng cáo, marketing của Sendo, nhưng nếu không dùng một cách thông minh có thể không hiệu quả.

  • Hiện tượng hoàn hàng khá cao có thể tới 20%. Cơ chế quản lý người mua cũng không được quan tâm đúng mức nên tồn tại rất nhiều đơn hàng ảo.

  • Vấn đề giao hàng còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho cả người bán và người mua. Phí giao hàng cao và thời gian giao hàng cũng không được đảm bảo.

  • Tương tác với khách hàng hạn chế. Đặc biệt, hệ thống thường bị lỗi trong các event, các đợt khuyến mãi lớn.

Trong tương lai, Thương mại điện tử Việt Nam sẽ ngày một phát triển đa dạng, hứa hẹn sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng truyền thống của người Việt Nam. Cuộc chạy đua giữa các sàn thương mại điện tử này vẫn chưa phân thắng bại, họ sẽ dần khắc phục những yếu điểm và có những chiến lược khó lường. Vì vậy là chủ doanh nghiệp, bạn nên cập nhật thường xuyên thông tin thị trường để đưa ra những quyết định đúng đắn. 

Có thể bạn quan tâm 

>>> 5 tác động làm thay đổi Thị trường Thương Mại Điện Tử Việt Nam>

>>> Thương mại điện tử Việt Nam 2020: Kênh bán nào là phù hợp?

>>> Tổng quan chỉ số Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2020

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *