Thương mại điện tử đã và đang là “kim chỉ nam” cho nhiều nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng bắt đầu thay đổi thì ngành công nghiệp triệu đô này cũng đã có nhiều biến chuyển lớn trong xu hướng phát triển. Trong bài viết này, Boxme sẽ cung cấp 4 xu hướng thương mại điện tử tiềm năng nhất trong năm nay.
1. Thương mại xã hội
Social Commerce là việc sử dụng các trang mạng xã hội (MXH) như Facebook, Tiktok, Zalo, Instagram… làm phương tiện để quảng bá và bán sản phẩm/ dịch vụ trực tiếp. Hiểu đơn giản, đây là hình thức thương mại kết hợp giữa Social Media (Mạng xã hội) và e-Commerce (Thương mại điện tử).
Theo Statista, doanh số Social Commerce toàn cầu ước tính đạt 958 tỷ USD vào năm 2022, và đạt 2900 tỷ USD vào năm 2026.
1.1. Xây dựng thương hiệu mạnh và nhận thức về sản phẩm
Nâng cao nhận thức về sản phẩm là giai đoạn quan trọng để tạo ra khách hàng tiềm năng, là lúc người mua xác định được nhu cầu của đối với 1 sản phẩm. Nắm bắt nhu cầu khách hàng, người bán có thể tận dụng cơ hội để tạo ra sự quan tâm thông qua các nền tảng mạng xã hội và công cụ marketing.
Trong nhiều năm trở lại đây, mạng xã hội đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn này, đặc biệt là trở thành một công cụ mạnh trong việc xây dựng thương hiệu. Bằng cách chia sẻ những thông tin hữu ích trên các mạng xã hội cộng thêm mật độ xuất hiện dày đặc, các thương hiệu và nhà bán hàng có thể tương tác với người mua trên quy mô lớn hơn, đạt được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Và đây cũng là nơi nuôi dưỡng sự quan tâm của khách hàng và giữ chân họ tương tác với sản phẩm và dịch vụ lâu dài hơn.
1.2. Rút ngắn chu kỳ bán hàng
Sau khi đạt được sự quan tâm của khách hàng về sản phẩm dịch vụ, điểm bán hàng độc đáo (USP) sẽ là yếu tố quan trọng chứng minh bạn nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Bằng việc đẩy mạnh thương mại xã hội, việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng đến giai đoạn mua hàng được tăng tốc đáng kể.
Doanh nghiệp và người bán cho phép người dùng biết thông tin sản phẩm, giá cả, tính năng,…trên các mạng xã hội. Với thương mại xã hội, người mua có thể mua hàng trực tiếp chỉ bằng vài cú click chuột, tiến trình mua hàng được thực hiện nhanh hơn.
1.3. Tăng mức độ trung thành của khách hàng
Mạng xã hội đã và đang trở thành một kênh trực tiếp để xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và người bán. Và nó cũng trở thành một chiến lược tiếp thị quan trọng cần được ưu tiên trong thời đại công nghệ số hiện nay.
Với việc cung cấp thông tin sản phẩm phong phú, dịch vụ khách hàng tuyệt vời, người bán có thể dễ dàng và nhanh chóng bán được hàng lần đầu, duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng và biến họ thành khách hàng thân thiết.
2. Thương mại di động
Thương mại di động (M-Commerce) là việc sử dụng các thiết bị cầm tay không dây như điện thoại di động và máy tính bảng để thực hiện các giao dịch thương mại trực tuyến, bao gồm mua và bán sản phẩm, ngân hàng trực tuyến và thanh toán hóa đơn.
Theo báo cáo của Adjust, đến cuối năm 2021, M-Commerce đóng góp 54% tổng doanh thu thị trường Thương mại điện tử.
2.1. Tính rộng khắp (Ubiquity)
Tính rộng khắp của thương mại di động cho phép người dùng có khả năng lấy những thông tin bất kỳ mà họ thích trong bất cứ thời điểm nào mà họ muốn thông qua các thiết bị di động kết nối internet mà không cần phải quan tâm đến vị trí của họ.
Sử dụng M-Commerce, người dùng vẫn có thể hoạt động một cách bình thường ở mọi lúc mọi nơi. Điều này giúp các dịch vụ hay ứng dụng có thể đáp ứng được mọi nhu cầu phát sinh của khách hàng.
2.2. Tính tiện lợi cao
Với sự phát triển của Internet, người sử dụng hoạt động thoải mái trong môi trường mạng máy tính không dây.
Không giống như việc sử dụng máy tính truyền thống, các thiết bị di động có thể mang đi dễ dàng, tùy biến theo nhiều kiểu màn hình khác nhau. Ngoài ra, các thiết bị di động cho phép người dùng có thể kết nối với internet một cách nhanh chóng và dễ dàng.
2.3. Cá nhân hóa
Thương mại di động có tính cá nhân hóa rất cao. Bởi mỗi người sẽ sở hữu những thiết bị di động của riêng mình. Các ứng dụng di động sẽ có cơ hội truy cập vào các thông tin dữ liệu cá nhân khách hàng (nếu được cho phép). Từ đó biết được những thói quen, sở thích, các hoạt động của họ để cung cấp những dịch vụ phù hợp với từng cá nhân.
3. Bán hàng đa kênh (Omni-channel)
Omni Channel được hiểu đơn giản là bán hàng đa kênh. Mô hình này giúp bạn tiếp cận khách hàng thông qua nhiều nền tảng phổ biến nhưng vẫn hoạt động thống nhất trên một hệ thống quản lý.
Theo Statista, 47% doanh nghiệp Thương mại điện tử tin rằng Omni-channel là chiến lược cần thiết cho hoạt động kinh doanh năm 2021.
3.1. Đa dạng kênh bán và tiếp cận khách hàng tiềm năng
Omni-channel sẽ giúp các nhà bán mở rộng kinh doanh trên nhiều kênh bán từ đó có thể tối đa hóa doanh thu, tận dụng lợi thế tiềm năng từ các nền tảng bán hàng và mạng xã hội. Bên cạnh đó, mở rộng kênh bán cũng giúp nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng mới, tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Nắm bắt được xu thế, Boxme đã phát triển một giải pháp bán hàng và quản lý bán hàng đa kênh – Omisell, giải pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp, nhà bán đăng bán lên nhiều kênh chỉ trong 1 lần thực hiện, đồng bộ tồn kho và theo dõi kết quả kinh doanh.
Khi bán hàng đa kênh, nhà bán sẽ gặp phải khó khăn trong khâu quản lý đơn hàng và tồn kho, và tính năng của Omisell sẽ giúp nhà bán giải quyết toàn bộ những rào cản này, không chỉ giúp các nhà bán kết nối và quản lý tập trung đơn hàng, tồn kho, cửa hàng trên các nền tảng mà Omisell còn còn tích hợp hàng trăm các ứng dụng giúp tối ưu vận hành, quản trị doanh nghiệp của bạn trên một nền tảng duy nhất như kế toán, chăm sóc khách hàng, marketing…
3.2. Quảng bá thương hiệu, sản phẩm qua nhiều kênh bán hàng khác nhau
Với vai trò là mô hình bán hàng đa kênh, hiển nhiên doanh nghiệp có thể sử dụng nó để quảng bá và tiếp thị thương hiệu, sản phẩm qua nhiều kênh bán hàng khác nhau. Trong thời đại bùng nổ của công nghệ số hiện nay, khách hàng có nhiều lựa chọn để mua sắm hơn thay vì chỉ qua một kênh bán hàng trực tiếp như trước, là thời đại mua sắm trực tuyến lên ngôi và phát triển rộng rãi. Với mô hình Omni-Channel, doanh nghiệp hoặc nhà bán lẻ có thể quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình rộng rãi hơn.
3.3. Nắm bắt xu hướng thị trường tốt hơn
Yếu tố sống còn cho mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh là nhu cầu thị trường của sản phẩm và nó luôn luôn thay đổi theo nhu cầu của người dùng. Vì vậy, nắm bắt xu hướng thị trường trước hết có thể giúp doanh nghiệp tồn tại và sau đó là đi trước các đối thủ khác để tận dụng lợi thế của thị trường.
Và Omni-channel giúp nhà bán hàng giải quyết các vấn đề này, sản phẩm sẽ được quảng bá và tiếp thị qua nhiều kênh bán hàng khác nhau. Từ đó nhà bán hàng có thể thống kê sản phẩm tiềm năng, dự đoán xu hướng thị trường để đề ra những kế hoạch chiến lược phù hợp cho tương lai. Đồng thời, tạo ra sự chuyên biệt và đồng bộ trong chiến lược tiếp thị và quảng bá, nhờ vậy khách hàng sẽ biết đến thương hiệu của bạn nhiều hơn.
4. Xu hướng Thương mại điện tử MGM/ KOL/ KOC
Xu hướng MGM/KOL/KOC ngày càng trở nên phổ biến và tác động mạnh mẽ đến quyết định tiêu dùng của khách hàng. Theo AsiaPac, MGM/KOL/KOC có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 60%.
4.1. MGM
MGM (Member Get Member) – tiếp thị giới thiệu, là hình thức tiếp thị được đánh giá cao sẽ là xu hướng thương mại điện tử trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản, MGM chính là cách mà doanh nghiệp có thể khiến khách hàng trở thành người bán hàng cho thương hiệu của mình. Nhờ vào những khách hàng cũ, doanh nghiệp đã có những chiến lược khuyến khích họ giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến người thân hoặc là bạn bè của mình dưới hình thức giảm giá hoặc chia hoa hồng trực tiếp cho người giới thiệu.
MGM là công cụ bán hàng có khả năng gia tăng tỷ lệ chuyển đổi rất cao. Bởi vì, người dùng có xu hướng hỏi thăm những người đã dùng sản phẩm cho nên khi có một người nào đó thân quen giới thiệu họ sẽ có sự tin tưởng hơn về sản phẩm và đưa ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng.
4.2. KOL
KOL (Key Opinion Leader) là những người có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó và có tầm ảnh hưởng đối với cộng đồng. KOL có thể là diễn viên, ca sĩ, Vlogger, Blogger,… sở hữu lượng người hâm mộ đông đảo và đây cũng là nhóm đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới.
Chính vì vậy, khi thực hiện một chiến dịch quảng cáo nào đó doanh nghiệp thường kết nối với các KOL với mục đích quảng cáo sản phẩm đến tệp khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Dù cho kinh doanh truyền thống hay thương mại điện tử KOL đều có thể ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của khách hàng cho nên hình thức này cũng khá phổ biến.
4.3. KOC
KOC (Key Opinion Consumer) là người tiêu dùng chủ chốt, cũng tương tự như KOL nhóm người này họ cũng có một lượng người hâm mộ và theo dõi cực lớn. Tuy nhiên KOC có thể tác động mạnh mẽ đến quyết định người tiêu dùng nhiều hơn.
Có thể nói, KOC là quảng cáo nhưng là quảng cáo tự nhiên. Bằng cách review sản phẩm trực tiếp, KOC quảng cáo sản phẩm bằng cách đánh giá chân thật chi tiết sản phẩm từ nguồn gốc cho đến cách sử dụng. Chính vì đứng trên cương vị khách hàng cho nên KOC rất hiểu tâm lý và dễ dàng lấy được niềm tin của khách hàng. KOC có thể giúp cho doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và thúc đẩy hành vi mua hàng một cách nhanh chóng.
Kết luận
Bắt kịp xu hướng thị trường và khách hàng luôn là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công của nhà bán. Hy vọng rằng, với 4 xu hướng TMĐT 2022 được Boxme Global tổng hợp có thể giúp bạn nhận định được các xu hướng tiềm năng để từ đó đề ra những chiến lược và hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp trong tương lai!
Có thể bạn quan tâm
>>> Top 5 ngành hàng bán chạy nhất trên nền tảng Thương mại điện tử năm 2022
>>> Xu hướng Thương mại điện tử ở Đông Nam Á nửa đầu năm 2022
>>> [Tải xuống] Lịch Thương mại điện tử Đông Nam Á 2022 – Boxme Global
Về Boxme: Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.