Đại dịch Covid-19 đã thay đổi hành trình mua hàng 2021 của người Đông Nam Á, xác định lại cách người tiêu dùng khám phá, mua sắm và thanh toán. Các kênh trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn ở mỗi bước trong hành trình của người tiêu dùng.
Hành trình mua hàng của người tiêu dùng Đông Nam Á 2021
1/ Khám phá trực tuyến
Báo cáo SYNC Đông Nam Á 2021 chỉ ra 65% người tiêu dùng trực tuyến nói rằng họ không biết họ muốn mua gì và mua ở đâu. Theo đó, xu hướng khám phá trực tuyến tăng lên ở các ngành hàng đồ gia dụng, chăm sóc cá nhân, quần áo, đồ điện tử, đồ chơi,…
Truyền thông xã hội vẫn là kênh quan trọng cho việc khám phá một sản phẩm mới. Trong đó, mức độ phổ biến của video trên các trang mạng xã hội tăng 7% so với năm 2020, chiếm 22% tỷ trọng trong số các kênh khám phá trực tuyến năm 2021.
Các kênh trực tuyến người Đông Nam Á sử dụng để khám phá sản phẩm mới
Sàn thương mại điện tử cũng chứng kiến mức độ phổ biến tăng 1,3 lần. Năm 2021, 26% người tiêu dùng Đông Nam Á cho rằng đây là kênh khám phá hàng đầu của họ trong khi năm 2020 là 20%.
>> Xem thêm: Thương mại điện tử Đông Nam Á tiếp tục tăng trưởng theo cấp số nhân – Cập nhật năm 2021
>> Xem thêm: Làm thế nào để tối ưu hoá chi phí Logistics? Giải pháp hậu cần cho nhà kinh doanh Đông Nam Á
2/ Đánh giá trực tuyến
83% người tiêu dùng Đông Nam Á coi các kênh trực tuyến là phương thức chính để họ nghiên cứu và đánh giá sản phẩm. Trong số những người được hỏi, 26% cho rằng mạng xã hội là kênh nghiên cứu hàng đầu, sau đó là các sàn thương mại điện tử, trình duyệt web và website của thương hiệu.
Các kênh trực tuyến người Đông Nam Á sử dụng để đánh giá sản phẩm
Đánh giá của người mua sản phẩm hay chia sẻ từ các influencer cũng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn mua một sản phẩm mà họ chưa từng nghe qua.
3/ Mua hàng trực tuyến
Thương mại điện tử và thương mại xã hội đóng vai trò là các kênh mua hàng chính. Không giống như ở hai giai đoạn trước (Khám phá và Đánh giá sản phẩm), một phần khá lớn (44%) các hoạt động trong giai đoạn Mua hàng vẫn diễn ra ngoại tuyến thông qua các siêu thị, cửa hàng bách hóa và các nhà bán lẻ.
Trong tổng số các giao dịch trực tuyến, sàn TMĐT và các kênh thương mại xã hội vẫn là các kênh diễn ra hoạt động mua hàng trực tuyến nhiều nhất và là kênh có tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn hẳn.
Ví điện tử (E-wallet) hiện là lựa chọn thanh toán ưa thích của 37% người tiêu dùng Đông Nam Á, cao hơn so với Tiền mặt (28%). Philippines chứng kiến mức tăng 133% về số người tiêu dùng thích ví điện tử, Malaysia là 87%, Việt Nam là 82% và Indonesia là 64%.
Mặc dù ví điện tử đã có sự phát triển mạnh mẽ ở mọi quốc gia, nhưng thị phần tổng thể của nó vẫn rất khác nhau. Tại Philippines và Việt Nam, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán ưa thích, trong khi thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng tiếp tục thống trị ở Malaysia và Singapore.
Nguồn: SYNC SouthEast Asia Report 2021
Có thể bạn quan tâm
>>> Thương mại điện tử Đông Nam Á tiếp tục tăng trưởng theo cấp số nhân – Cập nhật năm 2021
>>> Làm thế nào để tối ưu hoá chi phí Logistics? Giải pháp hậu cần cho nhà kinh doanh Đông Nam Á
>>> Tổng quan thị trường hậu cần thương mại điện tử Đông Nam Á năm 2021
Về Boxme: Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.