Có thể nói giải pháp hàng đầu cho việc xây dựng cửa hàng Thương mại điện tử của bạn là WooCommerce và Shopify. Đây là hai nền tảng Thương mại điện tử nổi tiếng nhất với thị phần lần lượt là 29% và 11%.
Cả WooCommerce và Shopify đều có những ưu điểm và hạn chế. Điều quan trọng là bạn chọn được một nền tảng phục vụ tối ưu cho cửa hàng của mình.
WooCommerce là một nền tảng Thương mại điện tử được xây dựng cho WordPress. Do đó, nó cho phép bạn tận dụng hệ thống quản lý nội dung (CMS) mạnh mẽ nhất và sử dụng nó để điều hành một cửa hàng trực tuyến, bạn có thể tùy chỉnh mọi khía cạnh của cửa hàng và dễ dàng tạo các tiện ích mở rộng tùy chỉnh.
Bên cạnh đó, Shopify là nền tảng Thương mại điện tử giúp bạn tạo cửa hàng trực tuyến dễ dàng mà không cần lo lắng về kiến thức kỹ thuật, những gì bạn cần đều có trong gói Shopify như lưu trữ, bảo mật, tên miền,… Những gì bạn cần làm là mua gói Shopify và sau đó bạn có thể bán sản phẩm ngay lập tức.
1. Các gói và giá
WooCommerce
Bản thân WooCommerce là miễn phí, nhưng bạn sẽ phải chi trả thêm 12 USD khi sử dụng một tên miền và 5 đến 25 USD mỗi tháng cho một web hosting. Ngoài ra khi bạn sử dụng thêm bất kì tiện ích nào khác cũng cần trả thêm chi phí tương ứng. Vì vậy chi phí sử dụng WooCommerce có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào nhu cầu của người dùng.
Shopify
Mặt khác, Shopify cung cấp trọn gói dịch vụ cho cửa hàng trực tuyến của bạn. Bạn không cần phải tự tìm web hosting, theme vì Shopify có tất cả. Giá gói cơ bản cho những “người mới” là 29 USD/tháng, gói phát triển là 79 USD/tháng và gói mở rộng quy mô doanh nghiệp 299 USD/tháng.
>> Xem thêm: 4 nền tảng website hỗ trợ bán hàng tốt nhất
>> Xem thêm: Vận chuyển đơn lẻ quốc tế – Giải pháp hoàn hảo khi dropship qua Amazon, Shopify và eBay
2. Thời gian tải trang (Page load time)
Tốc độ tải trang là điều kiện đủ để giữ chân khách hàng tiềm năng ở lại trang web của bạn.
WooCommerce
Tuy nhiên, trên thực tế, WooCommerce thực sự rất chậm. Thời gian tải trang trung bình của tất cả các cửa hàng được theo dõi đạt 0,776 giây và tải trang giỏ hàng trung bình trong 1,32 giây! Việc tối ưu hóa thời gian tải trong WordPress là tùy thuộc vào gói lưu trữ mà bạn đang sử dụng. Mặc dù vậy, bạn có thể tối ưu hóa thời gian tải của cửa hàng WooCommerce của mình. Việc làm này có thể tốn nhiều tiền, thời gian và phụ thuộc vào web hosting mà bạn đang sử dụng.
Shopify
Các trang web của Shopify được tải trong 0,309 giây. Google khuyến nghị thời gian tải trung bình là 0,5 giây vì vậy thời gian tải trang của Shopify lý tưởng cho bất kỳ trang web nào. Nhờ thời gian phản hồi nhanh, Shopify mang lại trải nghiệm người dùng tổng thể tương đối tốt.
3. Sử dụng dễ dàng
Shopify
Ưu điểm chính của Shopify là một cửa hàng trực tuyến được tích hợp sẵn, vì vậy hầu hết mọi thứ đều trực quan và dễ sử dụng. Shopify được thiết kế cho tất cả người dùng, ngay cả những người không có kiến thức lập trình, Shopify sẽ hướng dẫn bạn từng bước để thiết lập trang web của riêng bạn.
WooCommerce
Thao tác cài đặt WooCommerce khá phức tạp, bạn cần cài đặt WordPress trước:
- Nhận một tên miền trên WordPress
- Đăng ký tài khoản
- Cài đặt WordPress
- Tìm và cài đặt một chủ đề WordPress
Khi WooCommerce được kích hoạt, trình hướng dẫn thiết lập trên màn hình sẽ xuất hiện, bạn cần hoàn thành 5 bước để tạo trang bán hàng trực tuyến của mình.
4. Khả năng SEO của WooCommerce và Shopify
Để phân tích đầy đủ khả năng SEO của hai nền tảng, cần tính đến một số tiêu chí nhất định như:
- Chứng chỉ SSL
- Sơ đồ trang web XML tự động
- Chuyển hướng 301 (Moved permanently)
- Ứng dụng và Plugin cho SEO
Với WooCommerce, bạn có quyền kiểm soát hoàn toàn cửa hàng trực tuyến của mình. Trong khi WooCommerce có Yoast SEO tuyệt vời như một người bạn đồng hành cùng doanh nghiệp, thì Shopify cũng có nhiều loại tích hợp trong kho ứng dụng cho bạn lựa chọn.
5. Thiết kế
Giao diện web là yếu tố quan trọng trong việc gây ấn tượng với khách hàng. Một trải nghiệm tích cực có thể tạo ra các mối quan hệ khách hàng bền vững.
Shopify
Hiện tại, Shopify đang cung cấp 72 giao diện khác nhau cho người dùng lựa chọn, 10 mẫu trong số đó là miễn phí. Ưu điểm của các mẫu giao diện ở Shopify chính là sẵn sàng sử dụng trên thiết bị di động; kiểu dáng đẹp, thời trang và nhiều màu sắc.
WooCommerce
Hiện tại, WooCommerce đang cung cấp 51.607 chủ đề và mẫu trang web. WooCommerce đã được thiết lập để hợp tác với hầu hết các chủ đề trên thị trường, điều này có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ tìm được bất kỳ giao diện WordPress nào bạn muốn.
>> Xem thêm: Tổng hợp các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần và hỗ trợ thương mại điện tử nội bật tại Đông Nam Á
>> Xem thêm: Facebook Shop – Biến Mạng Xã Hội Thành Nền Tảng TMĐT
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp với các tính năng SEO tiện dụng, hãy sử dụng WooCommerce. Hay, nếu bạn muốn được trợ giúp thêm về thiết kế của mình, xây dựng kế hoạch tiếp thị chính là tăng traffic, thì hãy chọn WooCommerce. Nếu bạn chưa quen với Thương mại điện tử hay không có nhiều kinh nghiệm làm web, hãy thử Shopify.
Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn!
Có thể bạn quan tâm
>>> 8 nền tảng để bán hàng online tại Malaysia
>>> Tổng hợp các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần và hỗ trợ thương mại điện tử nội bật tại Đông Nam Á
>>> Công thức tạo ra một sản phẩm hoàn hảo khi dropship qua Shopify, eBay và Amazon
Về Boxme: Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.