Xây dựng kênh bán hàng tự động thành công trên Shopee

Chia sẻ:
xay-dung-kenh-ban-hang-tu-dong-thanh-cong-tren-shopee

Mục lục

Có phải là quá muộn để bắt đầu xây dựng kênh bán hàng tự động thành công trên Shopee?

Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc tập đoàn SEA, được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li. Shopee gia nhập thị trường Việt Nam cuối năm 2016 và hiện đã có mặt tại 7 quốc gia: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam và Philipines.

Shopee là sàn thương mại điện tử có lượt truy cập hàng tháng cao nhất (hơn 62 triệu lượt theo iprice.vn). Thế nên bán hàng trên Shopee bạn sẽ có khả năng tiếp cận được nhiều khách hàng, mở rộng loại hình bán hàng của mình.

Sẽ không là quá muộn để bắt đầu gian hàng của bạn trên Shopee ngay hôm nay. Với xu thế thương mại điện tử dần thay thế thương mại truyền thống, việc có ít nhất một gian hàng trực tuyến để tiếp cập lượng lớn khách hàng sẽ thật sự cần thiết để mở rộng việc kinh doanh.

xay-dung-kenh-ban-hang-tu-dong-thanh-cong-tren-shopee

Bạn có thể thiết lập một gian hàng miễn phí trên Shopee chỉ bằng các thao tác đơn giản. Tuy nhiên làm thế nào để kênh của bạn kinh doanh hiệu quả, mang lại doanh thu tốt? Bài viết sẽ giúp tổng hợp các gợi ý giúp bạn xây dựng kênh bán hàng tự động thành công trên Shopee.

>>> Xem thêm: Thương mại điện tử Việt Nam 2020: Kênh bán nào là phù hợp?

Cần chuẩn bị gì khi bắt đầu kênh bán hàng Shopee?

Trước khi tham gia bất kì một kênh bán hàng nào, bạn nên dành ra một ít thời gian để chuẩn bị để việc bán hàng được vận hành dễ dàng và nhất quán hơn. Đối với Shopee, bạn nên chuẩn bị những thứ sau:

  • Thông tin liên lạc: Số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ lấy hàng. Hãy đảm bảo những thông tin trên là chính xác.

  • Sản phẩm: Chọn một vài phân loại hàng cụ thể đang là thế mạnh của bạn dĩ nhiên phải là phân loại được phép bán trên Shopee. Bạn cũng có thể chọn những sản phẩm đang là hot trend, đây cũng là cách mà rất nhiều shop đã áp dụng và thành công.
  • Hình ảnh sản phẩm: Hơn 90% khách hàng sẽ click vào sản phẩm có ảnh chụp bắt mắt ngay từ lần đầu nhìn thấy. Đầu tư hình ảnh luôn là một sự lựa chọn thông minh nhưng hãy nhớ chèn thêm watermark để đảm bảo hình ảnh sản phẩm của bạn là độc quyền.
  • Dự kiến giá bán: Đối với một thị trường mà mọi người đều có thể bán hàng như Shopee thì giá bán cũng rất quan trọng. Bạn nên tìm hiểu giá cả sản phẩm cùng loại trên Shopee trước khi đăng bán sản phẩm của mình.
  • Mô tả và hastag: Mô tả sản phẩm đầy đủ, dễ hiểu, chuyên nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin sẽ giúp khách tin tưởng và đi đến quyết định đặt hàng ngay mà không phải tham khảo thêm quá nhiều. Các hastag liên quan cũng mang lại hiệu quả tìm kiếm tốt hơn.

>>> Xem thêm: 22 chiến lược để tăng độ nhận diện thương hiệu (phần 1)

Thiết lập kênh bán hàng Shopee

Bắt tay vào thiết lập kênh bán hàng Shopee của bạn ngay hôm nay!

1. Đăng kí tài khoản

Đăng kí tài khoản Shopee vô cùng đơn giản. Bạn có thể đồng bộ với tài khoản Facebook hay Google. Tuy nhiên, bạn không nên đăng nhập Shopee thông qua Facebook, tránh tình trạng tài khoản Facebook của bạn có vấn đề gì thì tài khoản Shopee sẽ không đăng nhập được.

xay-dung-kenh-ban-hang-tu-dong-thanh-cong-tren-shopee

2. Thiết lập gian hàng

Để thiết lập shop và bắt đầu bán hàng trên Shopee thì khâu quan trọng nhất là bạn phải cập nhật đầy đủ các thông tin về shop. Đây là những gì khách hàng nhìn và biết về shop của bạn, cũng chính là bước để khách hàng quyết định có mua hàng hay không.

3. Tạo sản phẩm

Mô tả sản phẩm là một trong những phần giúp người mua quyết định có mua hàng của bạn hay không. Hãy điền đầy đủ thông tin bán hàng như giá, phân loại, số sản phẩm trong kho… Bổ sung thêm ảnh hoặc video bạn tự quay chụp chi tiết sản phẩm.

>>> Xem thêm: 16 tips thúc đẩy doanh số bán hàng trên Shopee (phần 2)

Tạo trải nghiệm tốt cho người mua

Đảm bảo rằng kênh bán hàng Shopee của bạn luôn luôn xoay quanh khách hàng vì họ chính là người mang lại lợi nhuận cho bạn. Việc bạn cải thiện hình ảnh sản phẩm, tối ưu công cụ tìm kiếm, nâng cao chất lượng phục vụ (tư vấn, hỗ trợ sau bán hàng…) là những cách tốt nhất để tăng trải nghiệm cho người mua.

1. Tối ưu danh mục sản phẩm

Phân chia các ngành hàng một cách khoa học và dễ hiểu sẽ giúp người mua dễ dàng lựa chọn và tham khảo sản phẩm của bạn, tạo cảm giác dễ chịu khi mua sắm online.

Nghiên cứu từ khoá thông minh: Việc xuất bản danh sách sản phẩm không được tối ưu hóa từ khóa có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng tìm kiếm và khả năng hiển thị sản phẩm của bạn.

Tên công thức: Không những cần sự chuyên nghiệp mà còn cần đảm bảo rằng tất cả các thông tin cần thiết mà khách hàng muốn biết đều có trong tiêu đề sản phẩm.

xay-dung-kenh-ban-hang-tu-dong-thanh-cong-tren-shopee

2. Chương trình khuyến mãi

  • Ưu đãi bổ sung: Ưu đãi bổ sung rất tốt cho việc sử dụng các sản phẩm bán chạy nhất để tăng khả năng hiển thị cho các sản phẩm còn lại của bạn. 
  • Ưu đãi trọn gói: Đây là một cách tuyệt vời khác để khuyến khích người mua mua thêm sản phẩm của bạn thông qua giảm giá. 
  • Khuyến mại giảm giá: Bạn có thể tự tạo mã giảm giá cho từng sản phẩm trên cửa hàng. Tuy nhiên hãy sử dụng chúng một cách tiết kiệm và theo mùa.

xay-dung-kenh-ban-hang-tu-dong-thanh-cong-tren-shopee

 

  • Miễn phí vận chuyển: Thói quen mua hàng của người Việt Nam là luôn ưu tiên những sản phẩm được miễn phí vận chuyển. Bạn có thể nâng mức giá lên bù đắp vào phần phí vận chuyển.

3. Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Giữ thái độ nói chuyện với khách niềm nở, thân thiện, có trách nhiệm. Liên tục có các chương trình giảm giá, chăm sóc, giải quyết thắc mắc của khách hàng nhanh chóng, hợp tình hợp lý.

Giao hàng đúng hẹn cho đơn vị vận chuyển khiến khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi mua. Và giao đúng hẹn để tránh bị “Tỉ lệ giao hàng trễ cao” dẫn tới khách hàng huỷ đơn của bạn.

Khách hàng mới có thói quen đọc các phần đánh giá sản phẩm, vì vậy hãy cung cấp những sản phẩm tốt nhất và đóng gói kĩ lưỡng để nhận về những đánh giá 5 sao cùng bình luận tốt. Việc bạn phản hồi các bình luận cũng tạo thiện cảm cho người mua mới.

Trên đây là một số kinh nghiệm giúp bạn xây dựng một kênh bán hàng Shopee tự động thành công. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn.

Có thể bạn quan tâm

>>> Lựa chọn sàn thương mại điện tử nào để bắt đầu kinh doanh?

>>> Thương mại điện tử Việt Nam 2020: Kênh bán nào là phù hợp?

>>> 16 tips thúc đẩy doanh số bán hàng trên Shopee (phần 1)

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á