Theo báo cáo của Google và Temasek về nền kinh tế Internet ở Đông Nam Á, Việt Nam đang trên đường trở thành thị trường lớn thứ hai trong khu vực, chỉ sau Indonesia. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm thần tốc với mức 62% trong 4 năm vừa qua, nền thương mại điện tử Đông Nam Á được dự đoán sẽ đạt tổng giá trị 153 tỷ USD vào năm 2025.
->> Đọc thêm: Thương mại điện tử trở thành mảng kinh doanh trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á
Sự tăng trưởng này được đóng góp một phần bởi sự cạnh tranh khốc liệt giữa các sàn thương mại điện tử để chiếm thị phần, cả trong nước và quốc tế. Tất cả các sàn đang chi ra những khoản tiền khổng lồ vào quảng cáo và khuyến mãi để thu hút người mua. Trong cuộc đua đốt tiền này, một vài sàn đã quyết định từ bỏ và rút lui khỏi cuộc chiến, kể cả các công ty có nguồn tài chính mạnh.
Sự rút lui của Robins, adayroi và Lotte
Vào đầu năm 2019, Robins, trước đây được biết đến với tên Zalora Vietnam, đã tuyên bố ngừng hoạt động trang web bán hàng trực tuyến Robins.vn của họ, thu hẹp hoạt động về bán hàng ngoại tuyến. Chỉ một tuần trước, adayroi.com – một công ty con của tập đoàn Vingroup Việt Nam cũng thông báo hoàn toàn rút lui khỏi lĩnh vực thương mại điện tử để sáp nhập vào với VinID (một ứng dụng siêu thị cũng của Vingroup) để xây dựng mô hình bán lẻ kết hợp giữa trực tuyến và ngoại tuyến. Vài ngày sau, Lotte Việt Nam cũng đóng cửa trang thương mại điện tử Lotte.vn để chuẩn bị tái cấu trúc hoạt động.
Tất cả ba sàn trên đều được coi là hoạt động không hiệu quả, theo thống kê từ iPrice và SimilarWeb. Lotte và Robins chưa bao giờ bước chân vào top các trang web / ứng dụng hàng đầu xét trên số lượt truy cập và số người dùng ứng dụng. Adayroi đứng thứ năm, nhưng với số liệu thấp hơn đáng kể so với top 4. Trong khi adayroi chỉ có khoảng 6-7 triệu lượt truy cập trang web mỗi quý, các nền tảng khác đang duy trì trên mức 20-40 triệu. Vậy sàn nào trong 4 sàn này là người chiến thắng trong năm 2019, và liệu top 4 này sẽ tiếp tục trận chiến vào năm 2020?
2019: Top 4 trang thương mại điện tử tại Việt Nam
Theo báo cáo, bốn cổng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Trong khi hai sàn quốc tế là Shopee và Lazada đang chiếm thế thượng phong, thì các công ty nội địa Tiki và Sendo cũng không hề chùn bước.
Bảng xếp hạng lượt truy cập và số người dùng hoạt động trên các sàn TMĐT ở Việt Nam, quý 3/2019
Không có người chiến thắng nhất định trong năm 2019 vì thứ hạng của các sàn luôn thay đổi. Các số liệu cho thấy, Shopee, Lazada và Tiki đều có lượng người dùng trang web tăng đột biến vào cuối 2018 đầu 2019, nhưng con số này đã giảm dần kể từ đó. Ngược lại, Sendo bùng nổ với thêm 10.000 triệu lượt truy cập hàng quý chỉ trong vòng một năm, khẳng định vị trí thứ hai.
Về mảng ứng dụng di động, Shopee vẫn chiếm lĩnh thị trường tính đến quý 3 năm 2019. Tuy nhiên, các nền tảng khác cũng đang dồn toàn lực vào mảng này, thể hiện qua sự tăng trưởng đáng kể của Sendo và Tiki.
Tài chính
Tất cả các công ty đều đang đốt tiền trong cuộc đua thương mại điện tử. Vậy top 4 của năm 2019 có đủ nguồn lực để tiếp tục chiến đấu trong năm 2020 không?
Shopee, ra mắt năm 2015, là sàn thương mại điện tử đến từ Singapore thuộc Sea Group (tên cũ là Garena). Shopee này nhanh chóng mở rộng quy mô khắp Đông Nam Á và Đài Loan, được hỗ trợ bởi tập đoàn Tencent hùng mạnh của Trung Quốc. Lazada, một công ty khác cũng đến từ Singapore, được thành lập vào năm 2012 bởi Rocket Internet và hiện đang là một phần của đế chế Alibaba.
Về các công ty nội địa, Tiki của tập đoàn VNG đã có thể thu hút vốn đầu tư từ JD.com, một tập đoàn thương mại điện tử lớn khác của Trung Quốc. Sendo của FPT cũng đã có được khoản đầu tư 61 triệu USD trong vòng gọi vốn Series C với những nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới.
Với sự hậu thuẫn tài chính mạnh mẽ, cả bốn sàn đều sẽ bước vào năm 2020 với đầy đủ lực lượng, khiến cho cuộc cạnh tranh thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ còn khốc liệt hơn. Vì thị trường vẫn chưa chạm đến mốc trưởng thành, khó có thể nói được ai sẽ trở thành người chiến thắng của đất nước 80 triệu dân này.