Amazon đã trở nên rất quen thuộc với cộng đồng bán hàng xuyên biên giới. Ngày càng nhiều người bán trên Amazon, do đó mức độ cạnh tranh ngày càng tăng cao. Để nâng cao vị thế cạnh tranh và tăng doanh thu hiệu quả, bạn cần biết nhiều thủ thuật và một số mẹo để tăng trưởng tốt hơn. Dưới đây là 9 lời khuyên dành cho người bán hàng trên Amazon:

1/ Tối ưu hóa tìm kiếm cho mô tả sản phẩm

Người bán hàng trên Amazon rất nhiều, cạnh tranh cao. Vì vậy để khách hàng mua sản phẩm của bạn thì trước tiên bạn phải giúp khách hàng tìm thấy cửa hàng của bạn trong danh sách tìm kiếm. Bạn có thể dựa trên hành vi tìm kiếm của khách hàng để phân tích. Khách hàng trên Amazon thường tìm kiếm theo 2 cách sau: Tìm kiếm sâu theo thư mục tìm kiếm từ lớn đến nhỏ (Ngành hàng >> Sản phẩm >> Kích cỡ >> Màu sắc) và tìm kiếm cụ thể với từ khóa hẹp (Chẳng hạn như Dây nguồn AC cho TV LCD VIZIO 10 feet). Từ 2 hành vi tìm kiếm trên, bạn có thể tối ưu tìm kiếm thông qua mô tả sản phẩm thật chính xác và nhiều thông tin nhất có thể.
Phần mô tả sản phẩm của bạn cần bao gồm tiêu đề, mô tả chi tiết, mã số sản phẩm, cụm từ tìm kiếm phổ biến, kích thước, màu sắc. Như vậy, bạn sẽ bao phủ được nội dung tìm kiếm của khách hàng và giúp họ truy cập vào cửa hàng của bạn.

2/ Đặt giá cạnh tranh

Khách hàng có xu hướng mua sắm trên Amazon để được mua sắm với giá tốt hơn. Vì vậy, giá cả là một trong những yếu tố thúc đẩy mua hàng nhanh và hiệu quả nhất. Để chiến thắng về giá trên Amazon, bạn cần nghiên cứu các khoảng giá trên thị trường và đặt giá thấp hơn để tăng cơ hội hiển thị trong bảng tìm kiếm. Bạn có thể sử dụng tính năng Amazon‘s Match Low Price để bạn có thể cập nhập mức giá thấp nhất trên Amazon.com để đặt giá phù hợp. Đây là công cụ giúp bạn luôn có mức giá cạnh tranh nhất trên Amazon.

3/ Đầu tư sản phẩm chuyên nghiệp

Khi mua hàng online, hình ảnh hoặc video là công cụ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm. Nếu nắm rõ về sản phẩm, niềm tin của khách hàng sẽ cao hơn và họ sẽ dễ dàng quyết định mua hàng. Do đó, bạn cần đầu tư hình ảnh chân thật, chất lượng được trình bày thật chuyên nghiệp. Hình ảnh sản phẩm phải đảm bảo là hình ảnh mới nhất, được chụp ở nhiều góc cạnh của sản phẩm bằng máy ảnh kỹ thuật. Hình ảnh giúp cửa hàng của bạn chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn.

4/ Cố gắng sở hữu hộp Buy Box

Mọi người bán hàng trên Amazon đều cố gắng sở hữu Buy Box từ Amazon. Buy Box là biểu tượng hộp trên trang chi tiết sản phẩm, chứa những thông số và giá trị của sản phẩm được bán. Chức năng này giúp khách hàng nhanh chóng thêm vào giỏ hàng sản phẩm đang xem, vì vậy hiệu quả doanh số của bạn sẽ vượt trội hơn.
Để có được quyền hạn sử dụng tính năng Buy Box, bạn phải thỏa rất nhiều điều kiện cụ thể từ Amazon. Các điều kiện xem xét Buy Box bao gồm mức giá cạnh tranh, tối ưu quản lý tồn kho, những phương thức hoàn tất đơn hàng, xếp hạng người bán và những đánh giá từ người mua về cửa hàng.

5/ Cải thiện hiệu suất cửa hàng

Nếu bạn mong muốn bán được số lượng lớn sản phẩm mỗi ngày, bạn phải theo dõi hiệu suất cửa hàng mỗi ngày. Nhờ đó bạn có thể liên tục cải thiện và tiếp tục nâng cao khả năng bán hàng. Những điều bạn cần chú ý bao gồm: Tỉ lệ tăng giảm doanh thu, tỷ lệ hoàn hàng, đánh giá của người bán để cải thiện hiệu suất bán hàng.

6/ Luôn tuân thủ quy định của Amazon

Khi bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử, kể cả Amazon, bạn phải tuân thủ các qui định của Amazon. Bạn nên theo dõi các thông báo và cập nhật các chính sách mới từ Amazon để không mắc những sai lầm đáng tiếc. Nếu không làm đúng qui định của Amazon, tài khoản bán hàng của bạn có thể vô hiệu hóa, bị phạt hoặc bị tạm ngừng hoạt động.

7/ Tận dụng lợi từ đánh giá của khách hàng (Product Reviews)

Các đánh giá trên Amazon có thể chia thành 2 dạng: Đánh giá tích cực có thể thu hút nhiều khách hàng hơn và đánh giá tiêu cực làm mất niềm tin phía khách hàng, giảm thiểu doanh số. Điều đáng tiếc là bạn không thể quản lý và kiếm soát những ý kiến của khách hàng. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện điều này bằng cách nhắc nhở khách hàng đánh giá sau mỗi lần mua hàng. Khi hoàn tất giao hàng, bạn có thể gửi email đến khách hàng để khuyến khích họ đánh giá nhằm mục đích cải thiện chất lượng. Những email này rất thiện chí nên khách hàng sẽ không tiếc để đánh giá tích cực cho bạn.

8/ Quản lí tồn kho

Khi bạn kinh doanh trực tuyến, bạn phải đảm bảo quản lí tồn kho hiệu quả. Nếu một mặt hàng đăng bán gặp trường hợp hết hàng bất ngờ, bạn có thể bị Amazon phạt và cảnh cáo. Việc quản lý tồn kho là yếu tố quan trọng để bán có thể đạt được tính năng Buy Box trên Amazon. Do đó, bạn luôn phải câp nhật tồn kho của mình để tránh tình trạng quá tải đơn hàng và hết hàng bất ngờ.
Bài viết liên quan: Quản lí tồn kho bằng nguyên tắc ABC và XYZ

9/ Sử dụng dịch vụ Fulfillment by Amazon (FBA)

Hoàn tất đơn hành nhanh chóng, chính xác là công việc rất quan trọng khi bán hàng trực tuyến. Nếu việc chuẩn bị hàng hóa và giao hàng có vấn đề, bạn sẽ thất bại khi duy trì lòng trung thành của khách hàng. Nhưng bạn không đủ nguồn lực để tự mình thực hiện thì nên làm thế nào?
Amazon cung cấp dịch vụ FBA hỗ trợ người bán khắp thế giới. Cho đến hiện nay, FBA vẫn là lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho người bán hàng trên Amazon. Theo đó, FBA sẽ tiếp nhận hàng từ người bán hàng toàn cầu, lưu kho và giao hàng khi có đơn hàng phát sinh. FBA giúp bạn yên tâm về vấn đề hàng hóa để tập trung thời gian tăng doanh số trên Amazon.
Bạn có muốn nhập kho Amazon ngay bây giờ với dịch vụ FBA? Dịch vụ Pre-FBA từ Boxme sẽ giúp bạn đưa hàng sang Mỹ và nhập kho ngay với các lợi thế sau:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *