Tại Việt Nam, xu hướng bán hàng trên Shopify ngày càng nở rộ. Nhiều người bán hàng tự do ngày càng “ăn nên làm ra” khi bán hàng xuyên biên giới trên Shopify. Trong đó, việc tối ưu hóa website là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thực chiến thành công. Shopify là nền tảng website thân thiện với SEO (tối ưu cho các công cụ tìm kiếm) và có nhiều tính năng được xây dựng để người dùng dễ dàng thao tác nhất. Tuy nhiên, để có một trang web bán hàng thu hút nhiều lượng truy cập (traffic), bạn cần phải thực hiện các công việc như sau:

Nghiên cứu từ khóa
Đây là công việc mà bất cứ trang web nào cũng phải thực hiện để thu hút người dùng và tăng lượng traffc. Bạn cần tự đặt ra câu hỏi: Người mua hàng tìm kiếm gì? Họ tiềm kiếm như thế nào? Từ ngữ nào họ dùng để tìm kiếm sản phẩm? Hiện nay có nhiều công cụ miễn phí cũng như trả phí mà bạn nên sử dụng để định hướng đúng từ khóa như Google Trends, Google Keyword Planner, Keyword Tools,…

Cách nghiên cứu từ khóa như sau: Tìm kiếm từ khóa chính và xem xét thêm những từ thay thế cũng như những cụm từ chứ keyword dài hơn (long-tail keyword). Sau khi xác định được những từ khóa phù hợp, bạn cần lên chiến lược, kế hoạch cụ thể về cách đi từ khóa trong bài để tối ưu tìm kiếm. Đây là cách không chỉ giúp bạn tăng organic search (tìm kiếm tự nhiên) mà còn giúp tăng lượng người ghé thăm trang web, trong đó có khách hàng tiềm năng của bạn.

Tối ưu hóa On-page
Khi bạn đã định hướng được từ khóa mục tiêu phù hợp, bạn phải tiếp tục xác định bản đồ từ khóa, cách đặt từ khóa trong nội dung trang web. Điều này rất quan trọng để Google đánh giá và xếp hạng trang web của bạn có đúng từ khóa người dùng cần tìm kiếm hay không. Tất cả những gì bạn cần tối ưu bao gồm: nội dung văn bản, video, hình ảnh,…chứa từ khóa để trang web Shopify của bạn hiển thị khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan.

Tối ưu hóa cấu trúc trang web bán hàng Shopify
Cấu trúc website là yếu tố quan trọng để Google và những công cụ tìm kiếm khác hiển thị với người dùng. Theo đó, cấu trúc website phải đảm bảo thân thiện với robot của công cụ tìm kiếm, đồng thời phải tối ưu trải nghiệm người dùng. Bởi vì người dùng luôn muốn trang web của bạn được tổ chức đơn giản, rõ ràng, điều hướng chính xác những gì họ cần. Đây cũng là cách Google đánh giá thứ hạng của trang web, cao hay thấp tùy thuộc vào cách bạn tổ chức cấu trúc website. Mặc khác, nếu cấu trúc trang web không được tối ưu, tỉ lệ thoát (bounce rate), rời khỏi trang (exit) sẽ rất cao, ảnh hưởng đến việc bán hàng và tương tác với khách hàng.
Tận dụng các kỹ thuật SEO
Bạn phải biết rằng, khi công cụ tìm kiếm index trang web của bạn, trình thu thập thông tin của nó có những tính năng nhất định. Ngoài việc tổ chức tốt cấu trúc website, bạn cần phải chú ý nhiều yếu tố hàng đầu cho cửa hàng Shopify để phù hợp với các tình năng của trình thu thập thông tin. Những yếu tố đó bao gồm: thời gian tải trang, nội dung không sao chép, hiển thị trang web phù hợp với nhiều loại màn hình (Responsive),…Đây không phải là kỹ thuật SEO mà bạn có thể xử lí được, bạn phải nhờ đến đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ, bởi nó ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web và lượng truy cập.
Bài viết liên quan: Tối ưu doanh thu với 13 chiến thuật marketing cửa hàng shopify
Xây dựng liên kết trang web phù hợp cho cửa hàng Shopify
Khi công cụ tìm kiếm quét trang web của bạn, nó xem xét thêm độ uy tín của trang web. Nếu những trang web có chất lượng và thứ hạng cao chèn liên kết trang web của bạn, công cụ tìm kiếm chắc chắn sẽ đánh giá cao điều đó và xếp hạng trang web của bạn. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để tăng lượng truy cập của người dùng trong dài hạn. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng với việc tạo liên kết SEO mũ đen, Google sẽ phát hiện và phạt trang của bạn. Điều này làm cho chiến lược xây dựng liên kết đồng bộ, nhất quan thất bại dựa trên chất lượng nội dụng và mối quan hệ với các trang khác.
Chú trọng tiếp thị nội dùng cho cửa hàng Shopify – Content marketing
Shopify cũng giống như những trang web bình thường, cần nội dung để thu hút và giữ chân người dùng. Vì vậy, những nội dung hay, có giá trị, được trình bày đẹp mắt cũng thân thiện đê SEO. Do đó, một chiến lược nội dung đúng đắn và phù hợp luôn là điều cốt lõi để kéo lượng truy cập và thời gian tại trang tăng cao. Trong trường hợp này, bạn cần có đội ngũ sản xuất nội dung chuyên nghiệp bằng nhiều dạng như: văn bản, video, hình ảnh, infographic,…Họ có thể giúp bạn tạo ra những nội dung hấp dẫn để thu hút người dùng cũng như khách hàng tiềm năng của bạn.

Bài viết liên quan: 11 mẹo marketing mạng xã hội tăng doanh thu cửa hàng Shopify

Người Việt thành công trên Shopify, liệu có khó không?
Như đã đề cập bên trên, người Việt Nam ngày càng quan tâm đến việc bán hàng trên Shopify. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công trên một trong những nền tảng bán hàng thương mại điện tử lớn nhất thế giới này. Bài toán cân đối chi phí và lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nhà kinh doanh nào, kể cả người bán hàng trên Shopify. Trong đó, chi phí vận chuyển luôn là vấn đề gây đau đầu các người bán hàng bởi những trở ngại về địa lý và việc lựa chọn không hợp lý hình thức vận chuyển hàng đi toàn cầu.
Để hỗ trợ việc bán hàng trên Shopify, Boxme đã triển khai dịch vụ vận chuyển không lưu kho cho khách hàng (crossdocking). Với dịch vụ này, bạn nhận được những lợi ích sau:

Tại sao không tối ưu chi phí cho việc bán hàng trên Shopify ngay bây giờ với sự hỗ trợ từ Boxme?

[Case study] Xuất khẩu bàn phím cơ “made in Vietnam” – Jelly Key bằng cross-docking

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *