Làm thế nào để người tiêu dùng luôn sẵn sàng và hào hứng để nhận sản phẩm mẫu của doanh nghiệp? – Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán cẩn thận và đề ra kế hoạch chuẩn xác.

Tặng hàng mẫu (sampling) là một trong những chiến thuật hiệu quả trong chiến lược marketing của doanh nghiệp. Báo cáo từ Opinion Research Group chỉ ra rằng: 81% người tiêu dùng cho rằng họ sẽ mua sản phẩm nếu nhận được sản phẩm mẫu và cảm thấy yêu thích nó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ hội có thêm khách hàng từ chương trình phát hàng mẫu, bởi họ đã mắc một số sai lầm thường gặp. Dưới đây là 7 điều cần tránh khi triển khai chiến thuật phát hàng mẫu.

Phát sampling cho khách hàng hiện tại: Những chương trình tặng hàng mẫu thường hướng tới mục tiêu khuyến khích dùng thử để có thêm khách hàng mới. Vì vậy, phát hàng mẫu cho khách hàng hiện tại sẽ đi ngược lại mục tiêu này. Mặt khác, phát hàng mẫu cho khách hàng vốn đã yêu thích thương hiệu sẽ không tác động nhiều đến doanh số hoặc thay đổi lòng trung thành của họ. Để phân loại và chọn lọc khách hàng tốt hơn, doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp mới – online sampling. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng phổ rộng, tìm kiếm được nhiều khách hàng mới để gửi sản phẩm đúng người có nhu cầu nhưng chưa sử dụng sản phẩm.

Không hỏi ý khách hàng trước khi gửi sampling: Đôi khi khách hàng không thích trải nghiệm miễn phí sản phẩm của bạn ngay cả khi họ có sở thích dùng hàng miễn phí. Vì vậy, doanh nghiệp tránh gửi hàng mẫu mà không có sự cho phép của khách hàng để hạn chế phản ứng gượng ép, không thoải mái từ phía khách hàng.

Bài viết liên quan: [Case study] Tiếp thị quà tặng từ kênh online – Bất động sản Đại Việt

Không khuyến khích lan truyền thông tin phía khách hàng: Tại sao doanh nghiệp không tìm cách tặng khách hàng sản phẩm và khuyến khích họ chia sẻ ý kiến với bạn bè thông qua mạng xã hội? Marketing thông qua truyền miệng (Word of mouth – WOM) là chiến thuật rất hiệu quả nhưng rất ít doanh nghiệp ứng dụng được khi kết hợp với chiến dịch tặng hàng mẫu, bởi bạn bè, người thân là những người có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của khách hàng. Pam Cooking Spray là doanh nghiệp đã thành công khi tạo ra chiến dịch ứng dụng hiệu quả WOM kết hợp biện pháp sampling. Theo đó, thương hiệu đồ gia dụng này tặng khách hàng mục tiêu chảo nướng, công thức và những vật dụng hỗ trợ nấu ăn. Chiến dịch này nhận được sự quan tâm lớn của đông đảo người thích nấu ăn với nhiều chia sẻ công thức thông qua mạng xã hội. Thêm vào đó, tâm lí con người thích nói những điều tốt đẹp khi họ được tặng món đồ miễn phí. Do đó, doanh nghiệp sẽ không còn lo ngại về những bài đăng tiêu cực về sản phẩm trên mạng xã hội.

Không đánh giá sau chiến dịch phát hàng mẫu: Việc đánh giá hiệu quả chiến dịch có vai trò quan trọng để điều chỉnh kịp thời các chương trình marketing phối hợp với sampling. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách đánh giá hiệu quả. Các doanh nghiệp hiện nay thường đánh giá chương trình sampling bằng các thống kê số lượng mẫu thử thành công. Con số này không thể hiện được mức độ hiệu quả của chiến dịch. Việc đo lường hiệu quả phải dựa trên sự cân đối về doanh thu và chi phí đầu tư cho chiến dịch.

Doanh nghiệp không xem xét ảnh hưởng của sampling khi ra mắt sản phẩm mới: Theo đó, hoạt động đánh giá, xem xét phải được thực hiện thường xuyên và liên tục, ngay cả khi dự án ra mắt sản phẩm mới gặp thất bại. Các doanh nghiệp thường dành ngân sách lớn cho hoạt động phát hàng mẫu trong thời gian đầu ra mắt sản phẩm. Tuy nhiên, mức độ đầu tư sẽ giảm dần theo thời gian và không được tiếp tục đầu tư sau một năm, bởi đây là thời gian doanh nghiệp xem xét có nên giữ hoặc loại bỏ sản phẩm. Cùng với mức đầu tư giảm dần, việc triển khai và đánh giá hiệu quả của hoạt động phát hàng mẫu cũng không được thực hiện thường xuyên. Trong khi đó, những người làm marketing rất ít quan tâm đến việc đo lường hiệu quả phát hàng mẫu như một yếu tố riêng lẻ. Do đó, doanh nghiệp không thể xác định liệu khách hàng được nhận hàng mẫu có tỉ lệ mua hàng cao hơn khách hàng khác hay không? Khi sản phẩm mới thất bại, doanh nghiệp cũng không xác định được mức độ đóng góp của hoạt động phát hàng mẫu vào chiến dịch sản phẩm mới và sự ứng dụng đã đúng và đủ hay chưa. Do đó, doanh nghiệp phải luôn đánh giá tác động của hoạt động sampling khi ra mắt sản phẩm mới. Điều này giúp doanh nghiệp thiết lập được cách làm chung, các chỉ tiêu đánh giá, đo lường mức độ hiểu quả và ứng dụng vào những lần ra mắt sản phẩm mới tiếp theo.

Không cân đối giữa chi phí và hiệu quả thu thập thông tin: Trong thực tế, hoạt động sampling được diễn ra thường xuyên và được chú trọng ngay tại điểm bán với sự hỗ trợ của đội ngũ nhân sự lớn. Theo đó, dữ liệu rất khó thu thập chính xác và đầy đủ trong khi chi phí tổ chức và nhân sự rất lớn. Làm thế nào để gửi sản phẩm đúng đối tượng mà vẫn tiết kiệm chi phí? Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng dịch vụ phát hàng mẫu toàn quốc dựa trên danh sách khách hàng có sẵn hoặc thông qua online sampling. Bằng cách này, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân công xử lí hàng hóa, phí thuê nhân viên phát hàng mẫu, tiền mặt bằng,…Như vậy, doanh nghiệp gửi đúng người, đúng thời điểm với chi phí tiết kiệm hơn.

Tại Việt Nam, Boxme là công ty hàng đầu trong việc cung cấp các giải pháp về hoàn tất đơn hàng (fulfillment). Vừa qua, Boxme cho ra mắt giải pháp phát hàng mẫu, quà tặng toàn quốc cho doanh nghiệp và người bán hàng. Đến nay dịch vụ này của Boxme đã nhận được sự quan tâm từ thị trường và sự tín nhiệm của các khách hàng nổi bật như Unilever, Canon,… Với Boxme, hàng mẫu được đóng gói chuyên nghiệp, phân phối chính xác đúng người – đúng địa chỉ, thu thập phản hồi từ phía khách hàng đầy đủ, đảm bảo hiệu quả thu thập thông tin và hỗ trợ đo lường hiệu quả chiến lược POSM của doanh nghiệp. Giải pháp của Boxme giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí lại tăng gấp đôi hiệu quả triển khai các chương trình hàng mẫu, quà tặng.

Đăng ký nhận tư vấn và báo giá ngay!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *