Các hoạt động phát hàng mẫu (sampling) ngày nay đã trở nên rất phổ biến và hiệu quả, có tính sáng tạo, bởi nó có thể phối hợp lẫn nhau và kết hợp với những chiến thuật khác trong chiến lược marketing (điển hình là chiến dịch quảng cáo). Đây là sự kết hợp nhằm mục tiêu tăng tỉ lệ chuyển đổi, thúc đẩy quyết định mua hàng của người tiêu dùng trên “mặt trận” offline lẫn online. Dựa trên mục tiêu và điều kiện thực tế, mỗi công ty sẽ có cách triển khai các hoạt động phát hàng mẫu riêng biệt.

Dưới đây là 7 chiến thuật phát hàng mẫu được đánh giá rất hiệu quả và được nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng thực hiện thành công:

Phát hàng mẫu thông qua mạng xã hội: Hiện nay, phương pháp online sampling đã dần trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam nhờ vào sức mạnh của internet và sự bùng nổ của mạng xã hội. Theo đó, online sampling giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng ở phổ rộng hơn, tiếp cận đúng hướng và đúng đối tượng. Ngoài ra, sự tương tác tích cực trên mạng xã hội sẽ giúp việc sampling trở nên hiệu quả và tiết kiệm hơn so với môi trường offline.

Phát hàng mẫu cá nhân: Doanh nghiệp gửi hàng mẫu trực tiếp đến người tiêu dùng mà không có bất cứ điều kiện nào kèm theo. Cách này thường được thực hiện ngay tại điểm bán, cụ thể là các cửa hàng thực tế hoặc gửi đến khách hàng toàn quốc thông qua danh sách có sẵn. Các doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) ứng dụng việc phát hàng mẫu cá nhân rất hiệu quả. Công ty Redbull triển khai hoạt động phát hàng mẫu miễn phí tại các sự kiện như âm nhạc, thể thao,…Coca Cola đã có cách làm sáng tạo hơn khi phát sampling đến khách hàng bằng biển quảng cáo tương tác (interactive billboards).

Phát hàng mẫu thông qua marketing trực tiếp: Các nhãn hàng thông báo chương trình gửi mẫu thử miễn phí đến người tiêu dùng thông qua chiến dịch email marketing. Mẫu thử có thể là sản phẩm cụ thể hoặc mã giảm giá 100%, voucher trải nghiệm sản phẩm miễn phí,…được gửi đến khách hàng bằng dịch vụ phát hàng mẫu uy tín.

Bài viết liên quan: 7 sai lầm cần tránh khi phát hàng mẫu

Phát hàng mẫu kèm theo sản phẩm khác: Doanh nghiệp có thể linh hoạt bằng cách đính kèm hàng mẫu vào những sản phẩm full-size khác. Công ty P&G và Unilever thường áp dụng cách này để tăng giá trị cho sản phẩm khác. Bên cạnh đó, chiến thuật phát hàng mẫu này giúp hạn chế tình trạng khách hàng gượng ép nhận mẫu thử.

Biến hàng mẫu thành quà tặng: Theo đó, công ty sẽ tặng khách hàng sản phẩm mẫu khi họ mua sản phẩm khác. Cửa hàng Sephora (Mỹ) gửi tặng khách hàng 3 mẫu thử sản phẩm miễn phí với đơn hàng trực tuyến có giá trị bất kỳ.

Tặng hàng mẫu có điều kiện: Khách hàng muốn nhận hàng mẫu phải thỏa mãn điều kiện của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp thường khuyến khích người tiêu dùng chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, cung cấp thông tin liên lạc để nhận được mẫu thử từ doanh nghiệp. Đây cũng là cách mà Amazon cùng nhiều e-marketplace và nhiều nhà bán lẻ khác thực hiện hiệu quả.

Bài viết liên quan: 4 bước đo lường hiệu quả công cụ phát hàng mẫu

Xem hàng mẫu như sản phẩm mới: Nhiều doanh nghiệp cho phép khách hàng đặt hàng hoặc mua hàng mẫu như một sản phẩm mới. Theo đó, hàng mẫu thường sẽ được bán mức giá ưu đãi để khách hàng trải nghiệm sản phẩm trước khi quyết định mua sản phẩm full-size. Trong thực tế, nhãn hàng mỹ phẩm Lamcôme đã thực hiện hoạt động này trong suốt mùa lễ hội, họ gói nhiều hàng mẫu với nhau và bán tại cửa hàng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *