Instagram với 800 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng là nền tảng không thể bỏ lỡ với người kinh doanh online. Trong đó, 60% có độ tuổi dưới 30, tạo ra một nền tảng khách hàng trẻ đầy tiềm năng cho doanh nghiệp hướng đến giới trẻ, mở rộng kết nối với khách hàng và xây dựng thương hiệu.

Ngoài những thủ thuật phát triển trang Instagram miễn phí, bạn cần đầu tư vào quảng cáo trả phí để thu hút khách hàng và tăng doanh số tốt hơn. Tính đến năm 2018, hơn 2 triệu doanh nghiệp lựa chọn quảng cáo Instagram và nhận thấy hiệu quả vượt trội trong tiếp thị hình ảnh, video và thông tin trực quan khác.

Quảng cáo Instagram không khó nhưng nó khá phức tạp cho những người mới bắt đầu. Nếu bạn vẫn là một newbie (người mới), 6 bước thiết lập quảng cáo Instagram dưới đây sẽ giúp bạn khởi đầu chiến dịch Instagram marketing hiệu quả.

Xem thêm: 10 bí mật “triệu follow” của các Hot Instagram

Bước 1/ Điều hướng đến Trình quản lý quảng cáo Facebook

Từ năm 2012, Instagram đã được sáp nhập vào Facebook và bị quản lý bởi nền tảng mạng xã hội lớn nhất hành tinh này. Do đó, Facebook và Instagram có mối liên hệ mật thiết khi chạy các chiến dịch marketing trên 2 trang này.

Instagram không có trình quản lý quảng cáo riêng. Vì vậy, bạn có thể tạo quảng cáo, quản lý và tối ưu hóa quảng cáo Instagram thông qua tab Ad Manager của Facebook.

Trình chạy quảng cáo của Facebook khá phức tạp và liên quan tới nhiều yếu tố kỹ thuật. Bạn sẽ cần thời gian để tìm hiểu và nắm vững nền tảng này trước khi có thể tạo quảng cáo đem lại hiệu quả. Trong khi đó, thuê ngoài Agency đang là một cách được nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn như một hình thức tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả cao. Mega Digital là một Agency về Digital Marketing với thế mạnh về chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Google hay Instagram. Mega Digital là công ty con của Magenest, đối tác của Boxme Asia chuyên về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp lớn. Để quảng cáo hiệu quả hơn trên Instagram hay Facebook, liên hệ ngay với Mega Digital tại đây. Nếu bạn vẫn muốn tự tìm hiểu về quảng cáo Instagram, hãy đọc tiếp nhé!

Bước 2/ Thiết lập mục tiêu

Mục tiêu là bước rất quan trọng tạo nên một chiến dịch thành công. Tùy thuộc mong muốn của bạn như thế nào, bạn sẽ lựa chọn mục tiêu phù hợp. Instagram có 8 loại mục tiêu được phân loại rất rõ ràng như sau:

  • Nhận thức thương hiệu (Brand Awareness): Instagram tăng lượt hiển thị nội dung và trang của bạn đến hàng triệu người dùng, lặp đi lặp lại khiến họ phải nhớ về thương hiệu của bạn, góp phần tăng sự quan tâm của khách hàng mới và khách hàng tiềm năng với sản phẩm của bạn. Theo mô hình AIDA, đây là bước đầu tiên rất quan trọng, gây sự chú ý của khách hàng về thương hiệu.
  • Tăng lượt tiếp cận (Reach): Nếu bạn muốn tối đa hóa số người xem quảng cáo, mục tiêu “Reach” có thể là lựa chọn hàng đầu. Điều thú vị là nếu bạn cần quảng cáo Instagram Story, mục tiêu “Reach” là lựa chọn duy nhất. Với mục tiêu “Reach”, bạn có thể tận dụng tính năng thử nghiệm phân tách quảng cáo của Facebook, giúp bạn tách 2 quảng cáo thử nghiệm để quan sát quảng cáo nào mang lại hiệu quả tốt hơn.
  • Mức độ tương tác (Engagement): Một nội dung có nhiều lượt thích, bình luận luôn mong muốn của bất cứ ai bán hàng online. Instagram cho phép bạn tối ưu hóa tương tác trên bài đăng thông thường. Khác với Facebook, Instagram vẫn chưa có mục tiêu “tương tác trên trang” (Page Engagement) và “Phản hồi sự kiện” (Event Responses) mà chỉ giới hạn trên bài đăng (Post Engagement).
  • Lượt cài đặt ứng dụng (App Install): Nếu bạn đang phát triển app di dộng, Instagram là nền tảng quảng cáo lý tưởng. 92% người dùng Instagram lướt trên di động, do đó khách hàng có thể thấy quảng cáo của bạn trên smartphone, click vào quảng cáo và hiển thị ứng dụng trên cửa hàng ứng dụng. Từ đó, cơ hội người dùng cà đặt ứng dụng sẽ cao hơn. Hiện đang có rất nhiều ứng dụng đang được quảng bá rầm rộ trên Instagram, biến mạng xã hội hình ảnh này thành nền tảng quảng cáo app di động hiệu quả nhất.
  • Lượt xem video (Video Views): Một video hoàn thiện thường tốn kém thời gian và chi phí để lên ý tưởng và dựng phim. Vì vậy, sẽ thật đáng tiếc nếu video không tiếp cận được với nhiều người. Instagram cho phép video của bạn nhận được nhiều view và tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
  • Thông tin khách hàng tiềm năng (Lead Generation): Tương tự Facebook. Instagram cũng cho phép người dùng thiết lập mục tiêu thông tin khách hàng. Tuy nhiên, Instagram chỉ hỗ trợ các thông tin như Email, họ tên, số điện thoại và giới tính. Loại mục tiêu này trên Instagram không có nhiều lợi thế như Facebook, khách hàng tiềm năng phải tự điền thủ công trong khi Lead Generation trên Facebook lại tự động hiển thị thông tin khách hàng khi họ click vào quảng cáo.
  • Tăng chuyển đổi (Conversions): Quảng cáo Instagram thúc đẩy khách hàng hành động và chuyển đổi giữa Instagram và trang web hoặc trên ứng dụng của bạn.

Xem thêm: 22 chiến lược để tăng độ nhận diện thương hiệu (phần 1)

Bước 3/ Thiết lập đối tượng mục tiêu

Sau khi lựa chọn mục tiêu phù hợp, bạn cần xác định nhóm đối tượng mục tiêu/tập khách hàng mà quảng cáo sẽ tập trung hướng tới. Instagram có lợi thế là dữ liệu người dùng sâu và yếu tố nhân khẩu học khá hữu ích. Những yếu tố phổ biến để xác định đối tượng mục tiêu bao gồm:

  • Vị trí (Location): Quốc gia, vùng, tiểu bang, thành phố, mã bưu điện sẽ giúp bạn định vị quảng cáo chính xác đến những khách hàng mục tiêu.
  • Giới tính (Gender): Nam, nữ và cả 2.
  • Nhân khẩu học (Demographic): Trong mục xác định mục tiêu cụ thể (Detailed Targeting), có nhiều danh mục con để bạn lựa chọn để nhắm mục tiêu chính xác hơn.
  • Sở thích (Interests): Nhắm mục tiêu dựa vào sở thích sẽ cụ thể hóa đặc điểm của nhóm đối tượng tiềm năng.
  • Hành vi (Behaviour): Hành vi mua, vai trò công việc, ngày kỉ niệm và các hành vi khác.
  • Vòng kết nối (Connections): Những người kết nối với trang, ứng dụng hoặc sự kiện của bạn.
  • Đối tượng tùy chỉnh (Custom Audience): Cho phép bạn tải lên danh sách liên hệ cụ thể, nhắm mục tiêu chính xác nhóm khách hàng trong danh sách thông tin.
  • Lookalike Audience: Nếu danh sách Custom Audience khai thác hiệu quả, Instagram sẽ tìm những người có đặc điểm giống Custom Audience để tiếp cận mới.

Xem thêm: 4 nền tảng website hỗ trợ bán hàng tốt nhất

Bước 4/ Chọn vị trí hiển thị quảng cáo

Sau khi đã khai báo đầy đủ các thông tin cần thiết, bạn cần chọn vị trí hiển thị quảng cáo. Nếu bạn bỏ qua bước này, quảng cáo của bạn sẽ hiển thị trên cả Facebook và Instagram với cùng 1 loại mục tiêu.

Bước 5/ Thiết lập ngân sách và kế hoạch quảng cáo Instagram

Nếu bạn đã quen thuộc với việc đặt ngân sách quảng cáo trên Facebook, Adwords và các nền tảng trực tuyến khác, thiết lập ngân sách trên Instagram sẽ khá đơn giản. Nhưng nếu bạn chỉ mới bắt đầu làm quen với quảng cáo trực tuyến, bạn có thể đặt một ngân sách bất kỳ mà bạn thấy phù hợp, liên tục theo dõi và ngừng chiến dịch bất kỳ thời điểm nào bạn thấy ngân sách của mình không được phân bổ đúng cách.

Bạn có 2 lựa chọn: Ngân sách theo ngày giúp bạn không chi tiêu quá nhanh; Ngân sách toàn chiến dịch giúp bạn lên lịch phân phối quảng cáo cụ thể. Bạn nên tham khảo những tùy chọn nâng cao để lựa chọn ngân sách phù hợp. Ví dụ: Nếu bạn đặt giá thầu thủ công, bạn có quyền kiếm soát ngân sách cụ thể cho mỗi khách hàng tiềm năng tiếp cận được.

Với kế hoạch quảng cáo, bạn có thể đặt lịch vụ thể trong ngày và trong tuần suốt chiến dịch để chi tiêu nhiều vào những thời điểm “vàng”, nhận tương tác tốt nhất. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với ngân sách toàn chiến dịch.

Bước 6/ Tạo quảng cáo Instagram

Sau khi đã thiết lập đầy đủ các nội dung cần thiết, bạn tiến hành tạo quảng cáo Instagram. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 6 loại quảng cáo Instagram phổ biến nhất để tiến hành chạy chiến dịch Instagram Marketing và theo dõi kết quả.

Trên đây là hướng dẫn tạo quảng cáo Instagram với 6 bước đơn giản. Để xây dựng thương hiệu và tăng doanh thu trên Instagram hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết dưới đây.

Có thể bạn quan tâm

>>> Lựa chọn sàn thương mại điện tử nào để bắt đầu kinh doanh?

>>> 5 tác động làm thay đổi Thị trường Thương Mại Điện Tử Việt Nam

>>> Xây dựng kênh bán hàng tự động thành công trên Shopee

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *