5 yếu tố quan trọng để thành công trong mô hình bán hàng đa kênh

Chia sẻ:
5 yếu tố quan trọng để thành công trong mô hình bán hàng đa kênh

Mục lục

Omni channel ngày nay đã trở thành một trong những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay. Đây là xu hướng quan trọng mà bất kì một doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua nếu muốn doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Nhưng ứng dụng omni channel thế nào để thành công? Dưới đây là 5 yếu tố giúp bạn thành công trong mô hình omni channel.

Đầu tư vào nội dung (content)

Trong cả môi trường online lẫn offline, content đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp cận người dùng và xây dựng thương hiệu cũng như bán hàng. Đối với mô hình bán hàng đa kênh, content càng có ý nghĩa hơn hết. Vì vậy, hãy luôn nhớ rằng “Content is the King” trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, để xây dựng chiến lược content hiệu quả, bạn cần quan tâm những khía cạnh sau:
Loại nội dung nào khách hàng yêu thích hơn và trong thời điểm nào? Thông tin dưới dạng ebook có hấp dẫn với họ không? Nội dung đã phù hợp với các phân khúc khách hàng hay chưa? Lối xây dựng nội dung đã phù hợp với từng kênh bán hàng?
Nếu trả lời được các câu hỏi này và tối ưu hóa, bạn sẽ xây dựng được chiến lược content hiệu quả để tăng doanh thu đa kênh.

Website phải tương thích với mọi màn hình (Responsive)

Omni channel là xu hướng tất yếu từ những yếu tố bao gồm: sự bùng nổ của thương mại điện tử và sự phổ biến của internet. Ngày nay khách hàng có thể dễ dàng truy cập internet thông qua rất nhiều thiết bị hiện đại và mua hàng trực tiếp trên các thiết bị đó. Vì vậy, website của bạn cần phải tương thích với giao diện người dùng của mọi thiết bị, đặc biệt là các thiết bị di động.  Tất cả các webpage, đặc biệt là các trang landing-page phải được thiết kế thân thiện với người dùng mobile, cụ thể là khách hàng có thể nhập thông tin cá nhân hay thao tác mua hàng dễ dàng với ngón tay cái của mình

Khai thác dữ liệu sâu từ khách hàng (insight)

Để tối ưu hóa trải nghiệm đa kênh cho khách hàng, bạn phải thật sự hiểu biết về họ. Bạn vẽ được chân dung khách hàng và thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của họ. Để có được insight từ phía khách hàng, bạn hãy khuyến khích họ chia sẻ và tương tác với bạn nhiều hơn bằng công cụ mạng xã hội và tận dụng sức mạnh của các khảo sát trực tuyến. Đây sẽ là cơ sở để bạn phân tích hành vi khách hàng và hiểu được họ truy cập nội dung của bạn thông qua kênh nào để tối ưu nó.

Doanh nghiệp cần có công nghệ tiếp thị tích hợp

Trong thế giới marketing, các công cụ tiếp thị rất nhiều và đa dạng, được cập nhật liên tục theo nhu cầu của con người. Bạn cần phải xác định công cụ tiếp thị nào phù hợp với hoạt động của tổ chức. Trong đó, những công nghệ tiếp thị được sử dụng nhiều nhất là:

  • Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
  • Giải pháp tổ chức hội nghị thông qua Video/Web
  • Nhà cung cấp dịch vụ email
  • Nền tảng tự động hóa tiếp thị
  • Giải pháp phân tích dữ liệu
  • Hệ thống quản lí nội dung (CMS)

Trong Omni channel, quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là công cụ rất quan trọng để ghi lại chi tiết, hành trình của khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần các cũng khác để thấu hiểu hành vi người dùng (phân tích dữ liệu), thông tin trực tiếp đến khách hàng (email marketing),…

Kết hợp giữa các kênh bán hàng và nội bộ doanh nghiệp

Để tạo nên một trải nghiệm liền mạch và nhất quán, trong nội bộ doanh nghiệp phải có sự phối hợp giữa các phòng ban – bộ phận. Hoạt động bán hàng, tiếp thị, phát triển sản phẩm, PR và dịch vụ khách hàng phải kết hợp chặt chẽ với nhau trong việc điều hành các kênh bán hàng. Có quá nhiều kênh bán hàng trong mô hình đa kênh, vì vậy nếu tổ chức rời rạc sẽ dễ rối loạn hệ thống kênh bán hàng, đặc biệt trong công tác quản lý tồn kho. Tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp phải phối hợp để mang lại một trải nghiệm thống nhất cho khách hàng.

Đừng quên chia sẻ bài viết này nhé!​
Chia sẻ:
Facebook
LinkedIn
Twitter
Telegram

Chia sẻ:

Xem thêm các giải pháp hỗ trợ của Boxme giúp
Mở rộng kinh doanh ra toàn
Đông Nam Á