1. Bán hàng B2C trực tiếp

Kênh bán:

Với sự phát triển nhanh chóng của Thương mại điện tử, Đông Nam Á đã sớm bị các tập đoàn trong khu vực như Shopee và Lazada chiếm lĩnh. Bằng cách tham gia và đăng bán các sản phẩm của bạn lên các nền tảng này, doanh nghiệp của bạn có thể tiếp cận khách hàng ở nhiều quốc gia khác nhau. Tại Việt Nam, có 3 trang TMĐT hỗ trợ người bán quốc tế là Shopee, Lazada và Tiki. Một cách khác để bán hàng là tạo một trang web / tài khoản mạng xã hội và bắt đầu quảng cáo.

Hậu cần:

Vận chuyển: Các nền tảng TMĐT đã và đang xây dựng các đường vận chuyển toàn cầu của riêng họ với các trung tâm xử lý hàng trên khắp Đông Nam Á. Do đó, nếu khách hàng của bạn đặt hàng trên bất kỳ một trong ba nền tảng này, bạn có thể thông qua kênh vận chuyển của họ để giao đơn hàng. Lưu ý rằng bạn phải trả phí vận chuyển sản phẩm đến trung tâm xử lý hàng của họ. Dịch vụ lấy hàng thường không được cung cấp với các đơn có số lượng ít. Một phương pháp khác là sử dụng các dịch vụ vận chuyển toàn cầu như LWE, Post, v.v.

Hoàn tất đơn hàng (fulfillment):

Thông qua các trung tâm phân loại, bạn thường phải tự mình xử lý, chọn và đóng gói sản phẩm. Hoặc bạn hoàn toàn có thể lựa chọn dịch vụ lưu kho và đóng gói hàng hóa từ các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần khác.

Ưu điểm:

Đây là cách nhanh nhất và rẻ nhất để bắt đầu bán hàng xuyên biên giới vì:

  • Bạn không cần phải đăng ký kinh doanh với quốc gia đăng bán vì tất cả các vấn đề pháp lý sẽ do nền tảng TMĐT / vận chuyển xử lý.
  • Không cần hoặc tốn ít chi phí xây dựng cửa hàng
  • Bạn có thể thử nghiệm với nhiều loại sản phẩm để tìm ra những sản phẩm có lợi nhuận tốt nhất.

Nhược điểm:

  • Chi phí vận chuyển và hoàn tất đơn hàng toàn cầu thường cao, do đó mô hình này chỉ phù hợp với một số loại sản phẩm nhất định.
  • Tùy thuộc vào mặt hàng, khách hàng có thể phải trả thêm phí nhập khẩu.
  • Các quy định cũng khác nhau giữa các quốc gia vì một số sản phẩm có thể nằm trong danh sách bị cấm hoặc hạn chế (mỹ phẩm, thực phẩm bổ sung, v.v.).
  • Nhận tiền mặt khi giao hàng (COD) – phương thức thanh toán nổi bật nhất trong khu vực – cũng bị hạn chế tùy thuộc vào sản phẩm hoặc đơn vị chuyển phát nhanh vận chuyển.

Xu hướng:

Cách phổ biến nhất cho các doanh nghiệp Đông Nam Á là bán hàng thông qua các trung tâm xử lý hàng hoặc trung tâm hoàn tất đơn hàng, chủ yếu nằm ở Hồng Kông và Thẩm Quyến.

Hỗ trợ từ Boxme:

Với trung tâm hoàn tất đơn hàng tại Hồng Kông, Boxme có thể hỗ trợ bạn trong quá trình bán hàng đến bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là Đông Nam Á. Là một trong những chuyên gia hậu cần hàng đầu, chúng tôi có thể cung cấp cho bạn giải pháp tốt nhất từ vận chuyển, thực hiện đến chuyển tiền.

2. Nhập khẩu truyền thống

Đối với những doanh nghiệp đã nắm chắc thị trường và có chiến lược phát triển lâu dài thì lựa chọn tốt hơn là đi theo phương thức nhập khẩu truyền thống. Người bán toàn cầu có thể thành lập công ty thương mại hoặc hợp tác với đại lý địa phương để nhập khẩu và bán hàng hóa.

Kênh bán:

Với nguồn hàng có sẵn trong nước, bạn có thể sử dụng hầu hết các kênh bán hàng khả dụng: Sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, chi nhánh, nhà phân phối địa phương, v.v.

Hậu cần:

Nhập khẩu: Bạn cần đến một công ty địa phương để nhận hàng và xử lý các thủ tục giấy tờ. Như đã nêu ở trên, có hai lựa chọn dành cho bạn: thành lập công ty của riêng mình hoặc hợp tác với một công ty nhập khẩu địa phương.

Giao hàng chặng cuối: Tùy thuộc vào các kênh bán hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ hậu cần của nền tảng TMĐT hoặc các hãng vận chuyển địa phương để tiếp cận khách hàng.

Ưu điểm:

  • Thủ tục đăng ký đơn giản với các nền tảng thương mại điện tử
  • Sản phẩm đã có trong kho, sẵn sàng giao hàng
  • Nhiều kênh bán khác nhau để lựa chọn
  • Phương thức thanh toán linh hoạt
  • Toàn quyền kiểm soát thương hiệu và chiến lược bán hàng
  • Nhập khẩu với số lượng lớn sẽ giảm mức thuế trên đầu sản phẩm trong hầu hết các trường hợp.

Nhược điểm:

  • Chi phí vận hành cao cho việc thành lập, điều hành và nộp thuế một công ty. Nếu bạn chọn thông qua một đại lý, bạn cũng sẽ phải trả phí.
  • Khó khăn trong việc chuyển tiền giữa các quốc gia.
  • Hàng tồn kho quá nhiều có thể trở thành gánh nặng.

Hỗ trợ từ Boxme:

Boxme có thể hỗ trợ bạn trong suốt quá trình, kết nối bạn với các công ty nhập khẩu và hãng vận chuyển đáng tin cậy để nhận được mức giá tốt nhất có thể.

3. Nhà phân phối nội địa

Các nhà phân phối nội địa là các công ty đã có sẵn mạng lưới bán hàng trong khu vực. Họ có khả năng tiếp cận lượng lớn khách hàng để quảng bá sản phẩm của bạn. Bằng cách làm việc với họ, sản phẩm của bạn có thể nhanh chóng được biết đến rộng rãi, điều này đảm bảo doanh số bán hàng trong phần lớn mọi trường hợp.

Kênh bán:

Các nhà phân phối khác nhau có các kênh khác nhau để bán sản phẩm của bạn mà bạn có thể tìm hiểu. Bạn sẽ liên lạc và làm việc với họ như kênh bán hàng chính.

Hậu cần:

Nhà phân phối sẽ phụ trách vấn đề nhập khẩu, vì vậy bạn chỉ phải đóng gói và vận chuyển sản phẩm đến kho của họ tại Việt Nam.

Ưu điểm:

  • Doanh nghiệp của bạn không phải chi tiền vào việc xây dựng cửa hàng hoặc các vấn đề hậu cần
  • Mạng lưới rộng khắp của nhà phân phối có thể dễ dàng giúp bạn tăng doanh số.
 

Nhược điểm:

  • Hạn chế trong việc kiểm soát hình ảnh thương hiệu
  • Khó khăn khi tìm nhà phân phối uy tín
  • Chiết khấu cao cho mỗi sản phẩm bán ra
  • Sản phẩm của bạn phải có tiềm năng trên thị trường để các nhà phân phối chấp nhận nhập hàng và bán.
 

Hỗ trợ từ Boxme:

Boxme có thể hỗ trợ bạn trong suốt quá trình và kết nối bạn với các nhà phân phối lớn tại Việt Nam.

Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *