>>> Xem phần 1 tại đây:  22 chiến lược để tăng độ nhận diện thương hiệu (phần 1)

13. Chiến dịch tiếp thị lại (Remarketing Campaigns)

Remarketing Campaigns giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu bằng cách hiển thị lại thương hiệu của bạn cho những người đã truy cập vào trang web nhưng không có động thái mua hàng. Chỉ 1-2% khách hàng mua sản phẩm ngay từ lần đầu tiên, đa số mọi người đều cần thêm thời gian và sự tin tưởng. Những người ghé thăm trang web của bạn, có thể chưa mua hàng nhưng họ đều là khách hàng tiềm năng.

remarketing-danh-cho-doanh-nghiep

14. Quảng cáo trên mạng xã hội

Mạng xã hội ngày càng phổ biến, người dùng có xu hướng dành nhiều thời gian hơn trên các nền tảng này. Vì vậy, với một vài lĩnh vực, quảng cáo trên Instagram, Facebook, Twitter.. có thể hoạt động tốt hơn so với quảng cáo PPC và cũng ít tốn kém hơn. Hãy bắt đầu bằng một ngân sách nhỏ để thử nghiệm thực tế xem doanh nghiệp bạn có phù hợp với các nền tảng mạng xã hội hay không và nếu có thì đâu là mạng xã hội phù hợp nhất.

15. Tạo Mini Game

Một cách tuyệt vời để thu hút nhiều người đến với thương hiệu của bạn là tặng một thứ gì đó miễn phí hoặc siêu giảm giá có một không hai. Lợi ích của Mini Game đó là tính lan truyền. Người làm Mini Game thường yêu cầu người chơi phải chia sẻ bài công và hoặc gắn thẻ bạn bè. Vậy là chỉ cần một người tham gia thì có thể Fanpage hay trang cá nhân của thương hiệu sẽ được rất nhiều người nữa biết tới. Vì vậy, nếu Mini Game đủ hấp dẫn sẽ được tự động lan toả đến khách hàng khác mà không phải tốn quá nhiều chi phí.

16. Câu chuyện thương hiệu

cau-chuyen-thuong-hieu

Bạn có thể nâng cao nhận thức về thương hiệu bằng cách kể một câu chuyện thương hiệu hấp dẫn. Bạn bắt đầu kinh doanh khi nào? Điều gì truyền cảm hứng cho bạn chia sẻ kiến thức của mình? Nó không nhất thiết phải là một câu chuyện lớn lao. Mục tiêu của bạn chỉ đơn giản là chia sẻ theo cảm xúc mà người đọc có thể liên tưởng. Tập trung vào trải nghiệm mà độc giả có thể chia sẻ.

17. Tạo nội dung tương tác

Mọi người thích đưa ra ý kiến và tương tác với các trang web. Nó tạo ra cảm giác giống như một cuộc trò chuyện ngay cả khi cuộc đối thoại không diễn ra trong thời gian thực. Nội dung tương tác như thăm dò ý kiến, khảo sát và câu đố.. là những cách tuyệt vời để thúc đẩy sự tương tác của người dùng. Bạn có thể sử dụng chúng để cho khán giả biết sản phẩm mà bạn tạo ra tiếp theo hoặc loại nội dung bạn phân phối, chỉ cần đảm bảo rằng nội dung tương tác dễ sử dụng.

18. Tối ưu chữ ký email

Mỗi khi bạn gửi một email đi, bạn sẽ có cơ hội phát triển thương hiệu của mình. Chữ ký email có thể ví như một mẫu quảng cáo giúp tiếp thị rất tốt. Bởi trong chữ ký, bạn có thể chèn được những thông tin liên lạc hay Website, mạng xã hội của công ty, hay những lời kêu gọi hành động (CTA) để thu hút mọi người xem những gì bạn cung cấp. Chỉ bằng một cú nhấp chuột, khách hàng nhanh chóng truy cập các trang của bạn.

19. Cung cấp ưu đãi độc quyền cho khách hàng

Bạn có thể tạo ra chương trình tri ân đặc biệt cho khách hàng thân thiết. Hoặc những ưu đãi giới hạn chỉ dành cho những khách hàng nhanh tay đăng kí hoặc đặt hàng. Mục tiêu của bạn là tạo ra mối liên kết độc quyền với một nhóm người nhỏ hơn và củng cố thương hiệu của mình.

khach-hang

20. Thiết lập một trang web dành riêng cho khách hàng

Các trang web dành cho thành viên ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là kể từ khi mô hình quảng cáo hiển bị phá vỡ. Các doanh nghiệp Knowledge Commerce không thể trụ vững chỉ bằng cách chạy quảng cáo. Họ cần một cách tốt hơn để tạo ra thu nhập. Trang web thành viên cung cấp nội dung độc quyền cho những người trả phí hàng tháng hoặc hàng năm để truy cập. Chỉ cần gửi thông điệp rằng bạn có thông tin có giá trị để chia sẻ, những thông tin này có thể nâng cao và phát triển hình ảnh thương hiệu của bạn.

21. Dùng ngôn ngữ của riêng mình

Có câu chuyện cười nào mà chỉ bạn và những người bạn thân mới hiểu không? Giống như vậy, một số thương hiệu mạnh nhất cũng phát triển từ các công ty nhỏ thiết lập ngôn ngữ riêng của họ. Nếu phù hợp nó sẽ củng cố thương hiệu của bạn.

22. Đừng cố gắng làm hài lòng mọi người

Nhiều doanh nhân lầm tưởng rằng một thương hiệu cần có càng nhiều người theo dõi càng tốt. Trong một số ngành, bạn có thể hưởng lợi từ một nhóm nhỏ khách hàng trung thành mua sản phẩm của bạn và tương tác với thương hiệu của bạn trực tuyến. Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc làm hài lòng những người có chung giá trị, niềm tin, lý tưởng và sở thích của bạn. Bạn sẽ phát triển thương hiệu của mình với một nhóm người tiêu dùng tương tác mạnh mẽ, những người muốn biết mọi thứ bạn biết.

tang-nhan-dien-thuong-hieu

Đó là tất cả những công việc bạn có thể lựa chọn để ứng dụng vào doanh nghiệp của mình. Tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi tại đây!

 

Có thể bạn quan tâm

>>> Khó khăn và giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh trong mùa sale cuối năm

>>> Facebook Marketing: 5 cách khiến khách hàng share nội dung của bạn

>>> 16 tips thúc đẩy doanh số bán hàng trên Shopee (phần 2)

 

Về BoxmeBoxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *