Nhận diện thương hiệu là vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Mọi người biết đến thương hiệu và sản phẩm của bạn sẽ làm tăng khả năng tạo ra lợi nhuận.
Là người năm giữ doanh nghiệp, bạn cần có những chiến lược cụ thể và vạch ra một kế hoạch rõ ràng để phát triển thương hiệu, giúp doanh nghiệp của bạn thành công.
Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn cách phát triển thương hiệu với các chiến lược đơn giản, hiệu quả để nâng cao nhận diện thương hiệu và quảng bá sản phẩm của bạn.
22 chiến lược để tăng mức độ nhận diện thương hiệu
Nhận thấy tầm quan trọng của việc tăng mức độ nhận diện thương hiệu, chúng tôi đưa ra 22 chiến lược dưới đây nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quan và xây dựng được chiến lược phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.
1. Tổ chức hội thảo trên web (webinar)
Webinar như là một công cụ marketing và bán hàng, cả 2 loại hình webinar trực tiếp và ghi sẵn đều vô cùng có lợi cho thương hiệu của bạn, cho phép tương tác thông qua chat trực tiếp với khán giả, không chỉ xây dựng mối quan hệ mà còn nhận phản hồi từ phía khách hàng. Nếu bạn tổ chức hội thảo trên web trực tiếp, hãy cân nhắc cung cấp nó dưới dạng bản ghi trên blog hoặc trang web của bạn. Bằng cách đó sẽ tiếp tục thúc đẩy lượt truy cập và chuyển đổi sau khi sự kiện kết thúc.
2. Bắt đầu một chương trình giới thiệu khách hàng
Các chương trình giới thiệu khuyến khích khách hàng chia sẻ về doanh nghiệp của bạn với bạn bè và những người quen khác. Họ có thể được giảm giá cho các sản phẩm hay các khóa học trực tuyến của bạn, 14 ngày miễn phí trải nghiệm trang web của bạn hoặc một số lợi ích khác. Mặc dù các chương trình giới thiệu ban đầu chưa đem lại lợi nhuận, nhưng sau một khoảng thời gian thực hiện có thể nhân doanh thu của bạn lên gấp nhiều lần. Hãy đảm bảo chia sẻ chi tiết về chương trình giới thiệu của bạn trên phương tiện truyền thông, blog của bạn và các nền tảng xã hội khác.
3. Khuyến khích đăng bài trên blog dạng guest post
Tiếp thị nội dung không chỉ hoạt động trên các phương tiện được sở hữu. Khách đăng bài trên blog của các ấn phẩm khác có thể giúp bạn tiếp cận với khán giả mới và tạo liên kết ngược cho trang web của bạn. Hãy coi việc viết blog của khách như câu trả lời của tiếp thị Internet để ghé thăm doanh nghiệp của bạn và mang tới khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, nó thậm chí còn hiệu quả hơn vì bạn có cơ hội để chứng minh uy tín và kiến thức của mình.
4. Tạo Infographic
Infographics chứa đựng nhiều thông tin nhưng lại dễ đọc và dễ dàng chia sẻ. Thay vì phải xem những dữ liệu khô khan hay một loạt các con số, infographic giúp ta hiểu rõ hơn về chủ đề hoặc thông tin đã học mà họ có thể áp dụng vào cuộc sống nghề nghiệp hoặc cá nhân của mình. Infographics theo hướng dữ liệu là một trong những thông tin phổ biến nhất.
5. Kết nối với khách hàng
Mạng xã hội không chỉ để liên kết đến các bài đăng blog mới nhất của bạn mà còn để tương tác với mọi người ở cấp độ cá nhân. Khi khách hàng theo dõi bạn trên mạng xã hội, hãy thu hút họ vào các cuộc trò chuyện. Đặt câu hỏi cho họ, cảm ơn họ vì là khách hàng thân thiết và trả lời câu hỏi của họ. Khi bạn chia sẻ câu chuyện và giao tiếp xã hội với khách hàng của mình, họ cảm thấy gắn bó hơn với công việc kinh doanh của bạn. Do đó, họ sẽ có nhiều khả năng mua các sản phẩm của bạn hơn trong tương lai.
6. Chiến dịch Influencer Marketing
Influencer Marketing lấy ý tưởng từ phương pháp sử dụng người nổi tiếng (celebrity) và đưa nó vào một chiến dịch tiếp thị dựa trên nội dung định hướng hiện đại. Trong bất kỳ ngành công nghiệp nào đều có những Influencer. Họ có thể dễ dàng được nhận ra bởi hàng trăm ngàn (hoặc hàng triệu) người theo dõi và đó là đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn đang nhắm tới.
7. Tận dụng lợi thế của việc xuất bản LinkedIn
Lần đầu bắt đầu một trang web hay một blog, bạn sẽ không có nhiều người đọc. Không ai biết rằng bạn đang tồn tại. Có thể phụ thuộc vào lượt truy cập tự nhiên để thu hút khách hàng tiềm năng đến với nội dung của bạn, nhưng điều đó sẽ mất thời gian. Thay vào đó bạn có thể tăng tốc quá trình này bằng cách xuất bản nội dung trên nền tảng đã có sẵn đối tượng. Xuất bản trên LinkedIn là một ví dụ điển hình. Mọi người trong mạng của bạn sẽ thấy bài đăng của bạn và có thể chia sẻ chúng. Ngoài ra, những người bạn không biết có thể tìm thấy nội dung của bạn dễ dàng hơn.
8. Bắt đầu tài khoản Medium của riêng bạn
Một cách tuyệt vời để tìm được đối tượng rộng hơn đó là xuất bản trên Medium – một nền tảng xuất bản nội dung ra đời năm 2012. Chỉ cần đăng ký tài khoản, sau đó bạn có thể viết bài viết của riêng mình trong giao diện. Medium có một lượng lớn người tiêu dùng tương tác cao. Bạn có thể dễ dàng xây dựng lượng người theo dõi và hướng khách hàng đến trang web của mình để họ có thể xem các sản phẩm của bạn.
9. Tạo podcast
Podcast là một cách tuyệt vời để làm đa dạng thêm chiến lược sản xuất nội dung của bạn. Người tiêu dùng có thể vô tình nghe được trên đường đi làm hoặc khi họ làm việc nhà. Một podcast nên xoay quanh một chủ đề cụ thể, có thể kéo dài 10 phút hoặc tới vài giờ.
10. Quảng cáo PPC (Pay Per Click)
Quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC) giúp tối thiểu thời gian xây dựng thương hiệu và tăng khả năng hiển thị thương hiệu của bạn. Bạn có thể tự lựa chọn mức ngân sách của mình và tuỳ chỉnh đối tượng để thông điệp thương hiệu của bạn chỉ được những người trong nhóm khách hàng mục tiêu của bạn nhìn thấy mà không phải lo lắng về vượt ngân sách. Quảng cáo PPC hoạt động tốt nhất cho người tiêu dùng ở cuối phễu, cung cấp một ưu đãi không thể bỏ lỡ sẽ khuyến khích người tiêu dùng nhấp vào và mua sản phẩm của bạn.
11. Chú trọng vào tiếp thị nội dung
Content Marketing nên trở thành tâm điểm của các hoạt động xây dựng bất kì thương hiệu nào. Không có content, bạn không có cách nào để mang lại lượt truy cập tự nhiên. Content không chỉ là các bài báo mà còn là đồ họa thông tin, video, trích dẫn và nhiều loại nội dung khác cho SEO. Bằng cách tập trung vào việc đưa ra nội dung trên cơ sở nhất quán vào các khoản thời gian cố định, độc giả sẽ biết khi nào nên kiểm tra các nội dung mới trên trang của bạn.
12. Tối ưu hóa nội dung trên các công cụ tìm kiếm (SEO)
SEO là một kỹ năng cần thiết cho bất kỳ chủ doanh nghiệp hay người làm marketing. Bạn có thể tìm hiểu cách tối ưu hóa các bài đăng trên blog và các nội dung khác trên các công cụ tìm kiếm. Bạn có thể thêm từ khoá vào các tiêu đề phụ để thúc đẩy SEO của mình. Đảm bảo thêm thẻ alt vào hình ảnh của bạn để công cụ tìm kiếm có thể hiểu chúng theo ngữ cảnh và đảm bảo cấu trúc bài viết của bạn một cách chắc chắn.
>>>Xem thêm: 5 công cụ thiết kế miễn phí tăng tương tác tối ưu trên mạng xã hội
Ngoài ra còn các chiến lược khác để tăng độ nhận diện thương hiệu của bạn. Cùng đón đọc tại đây: 22 chiến lược để tăng độ nhận diện thương hiệu (phần 2)
Có thể bạn quan tâm
>>> 16 tips thúc đẩy doanh số bán hàng trên Shopee (phần 1)
>>> Kinh doanh trên mạng xã hội dưới góc nhìn của người bán hàng online tại Đông Nam Á
>>> Top 5 kênh thương mại điện tử lí tưởng cho chiến lược bán hàng đa kênh
Về Boxme: Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.