Amazon trở thành một trong số ít doanh nghiệp vượt qua được nghịch cảnh do Covid-19 gây ra trên toàn cầu. Thậm chí trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới này đã ghi nhận được những con số đáng kinh ngạc trong năm 2020. Vậy liệu 2021 có phải là cơ hội tốt để bán hàng trên Amazon Việt Nam?
Sự bùng nổ của Amazon trong đại dịch
Từ đầu 2020, Amazon định giá khoảng 920 tỷ USD. Sau khi giá cổ phiếu bật trở lại từ tháng 3 và đạt kỷ lục mới, công ty hiện có giá trị khoảng 1,49 nghìn tỷ USD. Điều này đưa Amazon vào top 3 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, chỉ sau Microsoft (1,54 nghìn tỷ USD) và Apple (1,61 nghìn tỷ USD).
>> Xem thêm: FBA là gì? Có nên lựa chọn FBA thay vì FBM cho doanh nghiệp 2021 hay không?
>> Xem thêm: Rủi ro cần biết khi bán hàng trên Amazon FBA
Jeff Bezos, người đang giữ 11,1% cổ phần Amazon, cũng là ông chủ của Amazon, ghi nhận tài sản ròng tăng hơn 50% trong năm 2020. Forbes ước tính tài sản ròng của ông khoảng 178,5 tỷ USD, tăng từ 114,7 tỷ USD cuối năm 2019.
Các chuyên gia tại hãng đầu tư Jefferies và Goldman Sachs đều nâng mức giá mục tiêu của cổ phiếu Amazon lên 3.800 USD/cổ phiếu. Đây là mức dự đoán cao nhất tại Phố Wall. Các hãng đầu tư này đều nhắc tới mảng kinh doanh thương mại điện tử bùng nổ của Amazon (bao gồm tăng trưởng doanh thu trực tuyến bền vững tại Bắc Mỹ và khả năng tăng trưởng trên thị trường đám mây AWS làm động lực).
Bán hàng trên Amazon Việt Nam: Hướng đi cho năm 2021
Cùng tiến tới năm 2021, Amazon mong muốn gửi ba lời khuyên đến những người bán hàng đang tăng cường hiện diện toàn cầu và xây dựng thương hiệu quốc tế trên Amazon.
1. Nắm bắt cơ hội chuyển đổi số và vươn ra thị trường quốc tế
Đại dịch đã thúc đẩy hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, trong cùng với bối cảnh thế giới cũng đang chuyển dịch sang kỹ nguyên số một cách nhanh chóng. Điều này đã khiến các công ty thấy được tầm quan trọng và cấp thiết của các dịch vụ và kênh kỹ thuật số trong việc giảm thiểu tác động của đại dịch và tăng cường khả năng phục hồi kinh doanh.
Nhờ việc tối ưu quy trình, Thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành cơ hội toàn cầu. Amazon khuyến khích các nhà bán hàng khám phá thêm nhiều cơ hội thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới để xây dựng thương hiệu quốc tế. Đồng thời, Amazon cũng cung cấp các chương trình và công cụ tiên tiến để hỗ trợ người bán hàng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số này.
2. Xây dựng danh mục sản phẩm dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng
Các nhà bán hàng cần thích nghi với những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng, tập trung vào những sản phẩm khách hàng thật sự cần, từ đó tiếp tục phát triển danh mục sản phẩm dựa trên phản hồi và đánh giá của người mua hàng.
>> Xem thêm: FBA – Công cụ giúp tiết kiệm thời gian và tăng trưởng nhanh chóng
>> Xem thêm: 4 Bước để trở thành người bán hàng thành công trên Amazon
Trong một thế giới nhiều biến động, chỉ có những doanh nghiệp chú trọng tối ưu hóa năng lực của đội ngũ và linh hoạt thích ứng với sự thay đổi mới có thể đảm bảo tăng trưởng.
Những năng lực này có thể kể đến như phân phối hợp lý nguồn lực và điều chỉnh kế hoạch phát triển sản phẩm, tối ưu hóa sản phẩm, thay đổi quy trình sản xuất hay thậm chí là ra mắt dòng sản phẩm mới một cách nhanh chóng, tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng.
3. Xây dựng thương hiệu đáng tin cậy
Xây dựng thương hiệu và nguồn khách hàng trung thành là chìa khóa thành công khi kinh doanh trên Amazon. Bạn cần chú trọng nhiều hơn về chất lượng sản phẩm, tiếp tục cải tiến và xây dựng một thương hiệu gây được tiếng vang và nhận được sự tin tưởng của khách hàng.
Lợi thế của thương mại điện tử xuyên biên giới chính là mô hình kinh doanh với chi phí và mức độ rủi ro thấp, cùng với đó là cơ hội tiếp cận với nguồn khách hàng toàn cầu và xây dựng thương hiệu quốc tế. Vì thế, người bán hàng cần tận dụng được những lợi thế này để tập trung xây dựng và vận hành thương hiệu, từ đó chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trên.
Có thể bạn quan tâm
>>> Quy trình Automated Fulfillment đa kênh của Amazon
>>> Bán hàng trên Amazon – 4 bước bán hàng toàn cầu thành công
>>> Boxme và giải pháp logistics xuyên biên giới tại Sự kiện Chắp cánh hàng Việt trên Amazon
Về Boxme: Boxme là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á, giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online xuyên biên giới theo cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhất.